banner

Đã cao kỷ lục lịch sử nhưng giá phân bón dự kiến sẽ còn tăng nữa trong thời gian dài

Giá phân bón thế giới hiện đang ở những mức cao kỷ lục lịch sử do chi phí đầu vào tăng cao và nhu cầu mạnh mẽ. Cuộc chiến tranh ở Ukraine khiến cho thị trường phân bón khó hạ nhiệt, và làm cho triển vọng thị trường trở nên khó dự đoán chính xác.

Đã cao kỷ lục lịch sử nhưng giá phân bón dự kiến sẽ còn tăng nữa

Giá phân bón đã tăng gần 30% kể từ đầu năm 2022, sau khi tăng 80% trong năm 2021. Giá tăng cao được thúc đẩy bởi sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm: Chi phí đầu vào tăng cao, gián đoạn nguồn cung do các lệnh trừng phạt (Belarus và Nga), và các hạn chế xuất khẩu (Trung Quốc). Giá urê (urea) đã vượt qua mức đỉnh của năm 2008, trong khi giá phân lân (phosphates) và kali (potash) đang nhích gần mức như năm 2008. Thị trường gia tăng lo ngại về khả năng chi trả cũng như sự sẵn có nguồn cung phân bón do cuộc chiến tranh ở Ukraine.

Giá MAP gần đây đã thiết lập mức cao mới của mọi thời đại, với giá trung bình vào đầu tháng 5/2022 là 1.081 USD/tấn. Các loại phân bón khác cũng tăng vọt lên mức cao kỷ lục mới trong lịch sử, với DAP có giá trung bình là 1.057 USD/tấn (cao nhất mọi thời đại), MAP 1.081 USD/tấn (cao nhất mọi thời đại), kali 881 USD/tấn, 10-34-0 906 USD/tấn, anhydrous 1.534 USD/tấn (cao nhất mọi thời đại), UAN28 631 USD/tấn và UAN32 730 USD/tấn (cao nhất mọi thời đại)...

So với cùng kỳ năm ngoái, hầu hết các loại đều có giá tăng đáng kể, trong đó 10-34-0 đắt hơn 47%, MAP cao hơn 53%, DAP đắt hơn 67%, UAN28 cao hơn 76%, UAN32 đắt hơn 83%, urê cao hơn 95%, kali cao hơn 102% và anhydrous đắt hơn 115% so với năm ngoái.

Giá phân bón thế giới tăng mạnh khiến thị trường phân bón trong nước không thể tránh khỏi những hệ lụy. Theo đó, trong tháng qua, giá các loại phân bón tại Đồng bằng sông Cửu Long đều có mức tăng 1.000- 1.900 đồng/kg so với tháng trước đó, lên mức cao nhất trong vòng 50 năm. Hiện giá bán lẻ DAP nội địa dao động quanh mức 22.400 đồng/kg, kali 19.500 đồng/kg, urê 18.200 đồng/kg. Việt Nam hàng năm sử dụng trung bình trên 10 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp.

Đã cao kỷ lục lịch sử nhưng giá phân bón dự kiến sẽ còn tăng nữa trong thời gian dài - Ảnh 1.

Giá phân bón thế giới tăng lên mức cao kỷ lục.

Chi phí đầu vào cao kỷ lục

Giá khí đốt tự nhiên tăng, đặc biệt là ở châu Âu, dẫn đến việc cắt giảm sản lượng trên diện rộng đối với amoniac - một nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các loại phân bón gốc nitơ. Tương tự, giá than - nguyên liệu chính để sản xuất amoniac - tăng vọt ở Trung Quốc, buộc các nhà máy sản xuất phân bón ở đó phải cắt giảm sản lượng, từ đó góp phần làm tăng giá urê. Giá amoniac và lưu huỳnh (sulfur) tăng cũng góp phần đẩy tăng giá phân lân.

Đã cao kỷ lục lịch sử nhưng giá phân bón dự kiến sẽ còn tăng nữa trong thời gian dài - Ảnh 2.

Chi phí đầu vào trong ngành sản xuất phân bón.

Các biện pháp trừng phạt và hạn chế xuất khẩu

Giá phân bón tăng như bị "lửa đổ thêm dầu" khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra, hậu quả là những lệnh trừng phạt kinh tế và sự gián đoạn các tuyến đường thương mại đến và đi từ Biển Đen. Từ ngày 10/3 vừa qua, Nga đã dừng hẳn việc xuất khẩu phân bón ra thế giới. Điều này dẫn đến nguồn cung phân bón toàn cầu mất cân đối.

Nga chiếm khoảng 16% xuất khẩu urê toàn cầu và 12% xuất khẩu DAP và MAP, trong khi Nga và Belarus góp tổng cộng 2% xuất khẩu MOP toàn cầu.

Một yếu tố nữa khiến thị trường gia tăng lo ngại về nguồn cung, đó là Trung Quốc đã tạm ngừng xuất khẩu phân bón cho đến ít nhất là tháng 6 năm 2022 để đảm bảo nguồn cung trong nước.

Đã cao kỷ lục lịch sử nhưng giá phân bón dự kiến sẽ còn tăng nữa trong thời gian dài - Ảnh 3.

Giá phân bón trong giai đoạn gần đây.

Sự gián đoạn nguồn cung

Mặc dù giá urê và DAP đã giảm vào đầu quý 2/2022 do giá chào thầu ở Ấn Độ giảm khi người mua chờ đợi sự rõ ràng về chính sách trợ cấp phân bón của Ấn Độ, giá kali không có dấu hiệu giảm bớt. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung kali và sự không chắc chắn về tương lai của thị tường này đã gia tăng sau các lệnh trừng phạt mới đối với Belarus và Nga (ngoài các lệnh trừng phạt áp dụng đối với Belarus năm ngoái). Hơn nữa, Lithuania đã ngừng sử dụng mạng lưới đường sắt của mình để vận chuyển kali của Belarus đến cảng Klaipeda, nơi thường xử lý 90% lượng phân bón xuất khẩu của Belarus.

Đã cao kỷ lục lịch sử nhưng giá phân bón dự kiến sẽ còn tăng nữa trong thời gian dài - Ảnh 4.

Xuất khẩu phân bón của Nga, Ukraine và Belarus.

Nhu cầu mạnh mẽ

Tiêu thụ phân bón trên toàn cầu vẫn mạnh trong suốt giai đoạn đại dịch COVID-19. Brazil và Mỹ đã phân bổ diện tích trồng đầu tương cao kỷ lục do giá đậu tương thế giới trong thời gian qua tăng mạnh. Đậu tương là loại cây trồng cần rất nhiều phân bón.

Nhu cầu cũng tăng mạnh ở Trung Quốc do việc sử dụng thức ăn chăn nuôi gia tăng, đặc biệt là ngô và khô đậu tương, trong bối cảnh này đang khôi phục lại đàn lợn sau khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát kéo dài mấy năm qua. Phân bón hiện đang ở mức giá cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 có thể làm hạn chế việc sử dụng phân bón trong trồng trọt, mặc dù giá sản phẩm cây trồng cũng tăng.

Đã cao kỷ lục lịch sử nhưng giá phân bón dự kiến sẽ còn tăng nữa trong thời gian dài - Ảnh 5.

Khả năng chi trả cho mặt hàng phân bón.

Triển vọng thị trường và các yếu tố rủi ro

Giá urê dự kiến ​​sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao kỷ lục trong lịch sử chừng nào giá khí đốt tự nhiên và giá than vẫn tăng. Tương tự, giá DAP được dự báo sẽ vẫn ở mức cao cho đến khi giá amoniac và lưu huỳnh giảm xuống. Ngoài chi phí đầu vào, rủi ro đối với triển vọng thị trường còn phụ thuộc vào việc xuất khẩu urê và DAP của Trung Quốc có tiếp tục trở lại sau tháng 6 hay không. Đối với kali, giá dự kiến ​​sẽ vẫn ở mức cao lịch sử trong năm tới trừ khi nguồn cung từ Nga và Belarus trở lại với thị trường quốc tế.

Đã cao kỷ lục lịch sử nhưng giá phân bón dự kiến sẽ còn tăng nữa trong thời gian dài - Ảnh 6.

Những nước tiêu thụ phân bón hàng đầu thế giới.

Các nhà phân tích đang xem xét kỹ các yếu tố tác động đến triển vọng thị trường, đặc biệt là cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine – gây ra nhiều biến động cho thị trường nguyên liệu đầu vào, làm gia tăng những yếu tố không chắc chắn cho thị trường phân bón. Dự báo giá phân bón sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhất là với DAP và kali do nguồn cung phân bón thế giới khó tăng lên, cộng với nguyên liệu đầu vào tăng mạnh.

Theo các nhà phân tích, có hai sự kiện lớn cần theo dõi trong tương lai gần: nhu cầu tiêu thụ tiềm tàng của các nước sản xuất nông nghiệp lớn do giá cao kỷ lục và cách Trung Quốc tái gia nhập thị trường xuất khẩu nitơ và phân lân toàn cầu.

Tham khảo: World Bank, Dtnpf

Vũ Ngọc Diệp, Theo Pháp luật & Bạn đọc