banner

Vài bước đơn giản trồng và chăm sóc cây mai sau Tết

Sau Tết nhiều gia đình thường ném bỏ cây mai đi vì không biết kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai như thế nào để tận dụng cho năm sau. Dưới đây là một vài bước hướng dẫn cơ bản nhất cho những ai muốn tham khảo.

Thời điểm chăm sóc mai sau Tết

Theo kinh nghiệm của nhiều người chơi cây mai kiểng thì cần làm sớm ngay từ trước rằm tháng giêng âm lịch. Chăm sóc mai sau Tết thế nào còn tùy thuộc vào từng loại cây và chọn đúng thời điểm.

Đối với cây trồng chậu trong nhà nên đem cây mai ra ngoài càng sớm càng tốt nhưng phải để mai trong bóng râm chứ không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời vì có thể khiến lá mai bị cháy. Việc lặt bỏ hết hoa mai và nụ mai trên cây để cây không phải dồn chất dinh dưỡng nuôi hoa, nuôi nụ.

Với chậu mai chưng ngoài sân hoặc cây mai trồng đất do được sống trong môi trường khá giống với tự nhiên nên sẽ không cần phải mất quá nhiều công sức để chăm sóc như chậu mai để chưng trong nhà. Việc ngắt bỏ toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi cây cũng khá quan trọng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mai sau Tết tươi tốt quanh năm - ảnh 1

Chăm sóc cây mai sau Tết không khó chỉ cần nắm vững vài bước cơ bản là có thể tận dụng cây mai cho năm sau. Ảnh minh họa

Kỹ thuật cắt tỉa cây mai sau Tết

Cành mai nên được tỉa trước ngày 15 âm lịch và chậm nhất là ngày 20. Tùy vào hình dạng và kích thước của mai để tỉa cho phù hợp, có thể là tỉa theo dáng cây thông - cành trên ngắn hơn cành dưới. Thông thường bạn sẽ cắt bỏ 1/3 cành mai đi.

Quan sát nếu thấy cây hồi sức lại và đâm chồi xanh thì không cần phun thuốc kích thích chồi lá nữa còn nếu không thì cần phun thuốc với liều lượng như hướng dẫn trên bao bì. Khi thấy cành mai không phát triển nhiều dùng thêm 1g thuốc GA3 pha cùng 30-40 lít nước để phun lên cây và tưới quanh gốc.

Khi cây đã hồi lại thì đưa cây ra nắng để cây thích nghi dần dần. Làm như vậy sẽ giúp mai ra lá và chồi rất nhanh. Lưu ý là ở thời điểm này do mai có nhiều lá non cộng với thời tiết nắng ấm nên các loại sâu bệnh hại, đặc biệt là bọ trĩ rất dễ xâm nhập vào cây. Do đó cần phải dùng những loại thuốc đặc trị sâu bệnh.

 

Khi cắt tỉa nên xem xét kỹ để phần giữ lại của các nhánh cành ít nhất phải có hai mắt lá. Điểm cắt tỉa cành nên cách mắt lá khoảng 5mm. Nếu cắt đúng kỹ thuật này thì mỗi chỗ cắt sẽ mọc ra hai chồi mới.

Không nên giữ hoa để lấy hạt giống trên những cây mai già, như vậy phải chờ cả hai tháng nữa hạt mai mới già, khiến cây mai mất sức do nuôi quá nhiều hạt. Lúc ấy muốn chỉnh sửa, cắt tỉa tạo dáng mai thì đã muộn. Nên lấy hạt giống ở những cây mai còn trẻ trung, hoa nở sung mãn.

Nếu muốn tạo dáng mai gốc to chóp nhỏ dạng hình tháp thì nên cắt bỏ một phần thân trên. Trước khi cắt nên xem kỹ để chọn một chồi khỏe mạnh thay thế phần thân cắt bỏ, hoặc một nút lá có khả năng mọc và phát triển mạnh để thay thế ngọn. Điểm cắt bỏ phải cách chồi hoặc nút lá thay thế khỏang 5 - 10 mm. Khỏang chừa này để dùng lạt buộc ép cái chồi sẽ thay thế ngọn vào cho xuôi chiều đứng của ngọn.

Nếu chỉ là nút lá chưa mọc thành chồi thì phải chờ cho nút lá đâm chồi mọc ra 4 - 5 lá khỏe mạnh rồi mới dùng lạt cột ép vào phần thân để hướng ngọn lên trên. Không buộc ép kịp thời thì chồi thay thế sẽ đâm chỉa ra ngòai khó coi. Phần chừa của thân gần ngọn thay thế sẽ được cắt bỏ sau khi ngọn mới đã cứng cáp.

Lưu ý

Tuyệt đối không bón phân khi vừa thay đất vì bộ rễ không thể hấp thụ được phân, thậm chí phân có thể làm hỏng bộ rễ. Với số phân bón lót hoặc phun phân bón lá vô cơ một ít cũng đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa, cộng với những cơn mưa đầu mùa, khí trời mát hẳn, sấm sét tổng hợp chất đạm tự nhiên trong không khí và đất làm cây phát triển mạnh hơn.

Công việc chăm sóc mai sau Tết vậy là coi như hoàn chỉnh. Các việc trên các giúp chuẩn bị thật tốt cho cây mai để cây tích luỹ chất dinh dưỡng trong mùa mưa, tạo nụ hoa để cho những hoa thật đẹp vào Tết năm sau.

Thay chậu cho cây mai sau Tết

Có thể thay ngay đất bạc màu hoặc thay chậu đối với những gốc mai chỉ cắt tỉa sơ. Còn đối với những cây mai cắt tỉa nhiều thì nên chờ hơn một tháng sau mới thay đất hoặc chậu. Các công đoạn chăm sóc mai cần xong xuôi trước rằm tháng ba âm lịch để tránh tiết trời oi bức những ngày cuối xuân, giữ cho mai không bị khô héo.

An Dương - VietQ

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
1694
60578
9763490
Your IP: 100.26.35.111