banner

Ði tìm nguyên lý "bón phân - tưới nước"
Trong một thời gian chưa lâu thâm nhập về Lâm Ðồng, nguyên lý “bón phân - tưới nước” đã làm thay đổi nhận thức và thực hành đối với hàng ngàn hộ nông dân canh tác các loại cây trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, qua đó thể hiện hành động thiết thực chung tay bảo vệ môi trường bền vững và bảo vệ an toàn sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. 
 
Tổng Giám đốc Trần Ngọc Nam (bên trái) cùng Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (bên phải) thăm vườn thanh long năng suất cao khi sử dụng phân bón hữu cơ Obi - Ong Biển tại tỉnh Bình Thuận. Ảnh: V.Việt
Tổng Giám đốc Trần Ngọc Nam (bên trái) cùng Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển (bên phải)
thăm vườn thanh long năng suất cao khi sử dụng phân bón hữu cơ Obi - Ong Biển tại tỉnh Bình Thuận.
Ảnh: V.Việt

Nói không với phân vô cơ và thuốc hóa học
 
Từ sau Tết Mậu Tuất đến nay, sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ sinh học ở nhiều vùng thổ nhưỡng, khí hậu trong tỉnh Lâm Đồng đang có chiều hướng phát triển đa dạng cây trồng. Trong đó phương pháp “bón phân - tưới nước” từ Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Đại Nam (Cty Đại Nam) - đóng tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - chuyển giao với quy trình rút gọn, dễ nhớ và dễ làm. Cụ thể theo anh Trần Thanh Bình, phụ trách sản xuất và thương mại vùng Tây Nguyên của “Đại Nam” cho biết, với quy trình áp dụng vùng nông nghiệp Đà Lạt, cây hoa cúc các loại trên diện tích 1.000 m2 “bón phân - tưới nước” khoảng 300 kg trước khi xuống giống trồng 5 - 7 ngày; từ 200 - 250 kg trong giai đoạn hơn 100 ngày chăm sóc đến thu hoạch. Hoặc với 1.000 m2 cây rau xà lách các loại ở Đà Lạt lên luống chiều cao 15 cm, chiều rộng 1 m, cây cách cây và hàng cách hàng 20 - 25 cm chỉ cần “bón phân - tưới nước” 200 - 250 kg trong vòng hơn 30 ngày từ gieo trồng đến thu hoạch. Và với cây công nghiệp dài ngày như cây cà phê chè, cà phê vối chỉ “bón phân - tưới nước” từ 1 - 2 kg phân/gốc ở mỗi thời kỳ ra hoa, nuôi trái và trước khi thu hoạch...
 
Đáng nói trong quy trình “bón phân - tưới nước”, nhà nông sử dụng duy nhất sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh “Obi - Ong Biển” do chính Cty Đại Nam sản xuất bởi “bàn tay Việt - công nghệ Việt” từ vùng biển Vũng Tàu đã mang lại nhiều kết quả khá bất ngờ. 
 
Phóng viên tiếp xúc với nhiều mô hình tiêu biểu trồng rau, hoa Ðà Lạt; trồng cà phê, bơ, tiêu ở các vùng nông nghiệp Lâm Hà, Bảo Lâm… của nông dân Lâm Ðồng đều xác nhận “sử dụng phân hữu cơ vi sinh Obi - Ong Biển bằng phương pháp “bón phân - tưới nước”, trong năm đầu tiên giảm đến 70% lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất trên dưới 30%. Năm thứ 2, thứ 3 trở đi tiếp tục giảm và dần dần “nói không” 100% với thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trên mọi cây trồng canh tác…”.  
 
Với năng suất và chất lượng vượt trội khi áp dụng “bón phân - tưới nước” các loại cây trồng ở Lâm Đồng nêu trên, anh Trần Thanh Bình, đại diện Cty Đại Nam tại Tây Nguyên phân tích thêm: “Phân bón hữu cơ Obi - Ong Biển được sản xuất trên dây chuyền thiết bị hiện đại, phối trộn với men sinh học đặc biệt tạo ra nhiều chủng vi sinh vật có lợi để phục hồi dinh dưỡng trong đất, nâng cao khả năng sinh trưởng và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng, vì vậy đã giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học trong canh tác…”.
 
30 năm luyện con men bồi bổ đất
 
Qua Trưởng đại diện Cty Đại Nam Trần Thanh Bình tại Lâm Đồng, một ngày cuối tháng 4/2018, phóng viên hòa vào dòng người hơn 500 nông gia các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (trong đó có nhiều nông gia sản xuất liên kết trên địa bàn Lâm Đồng) đã đến tham quan Nhà máy Phân bón hữu cơ vi sinh Ong Biển, tọa lạc trên diện tích khoảng 30 ha thuộc xã Tóc Tiên, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ước tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 800 tỷ đồng, nhà máy lắp đặt thiết bị công nghệ hiện đại, vận hành đồng bộ khép kín, đạt công suất 1.000 tấn phân bón/ngày. Anh Nguyễn Quang Đạt cùng đội ngũ nhân viên bộ phận truyền thông của Cty Đại Nam hướng dẫn phóng viên và 500 nông gia tìm hiểu cận cảnh toàn bộ dây chuyền của nhà máy từ hệ thống tiếp nhận nguyên liệu đầu vào, chuyền qua băng tải để sàng dần phân loại đến hệ thống phối trộn nguyên liệu chính, guồng quay ly tâm và đóng bao, cân định lượng cho ra thành phẩm. Vì tự động hóa toàn bộ hoạt động dây chuyền nên nhà máy chỉ bố trí vừa đủ 10 công nhân vận hành. 
 
“Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là vùng đất có đa dạng nguồn nguyên liệu hữu cơ như phế phẩm từ nhà máy chế biến thủy sản, bùn sinh khối từ nhà máy xử lý các chất thải lỏng sinh hoạt, kết hợp bã bùn, bã đậu, bã cà phê, mật mía, phân gà, phân heo, phân bò... Tất cả nguyên liệu đều thu gom, tập trung xử lý, chuyển hóa qua hệ thống thủy phân với sự tham gia của tập đoàn vi sinh vật hữu ích đảm bảo hữu cơ được phân giải tối đa, sản sinh chất men trong thành phần phân hữu cơ Ong Biển xử lý đất vừa sạch bệnh vừa giàu độ phì nhiêu quanh năm cho mọi địa hình đất nông nghiệp với mọi cây trồng sinh trưởng…” - anh Nguyễn Quang Đạt thông tin. Theo đó, đáng quan tâm với nguồn nguyên liệu được ủ dưới hầm sâu 9 m bằng một quy trình phân giải khác biệt, tùy theo thành phần nguyên liệu có thể ủ từ 1-9 năm mới đạt yêu cầu chất lượng cao nhất. Bởi vậy khi nguyên liệu đưa vào nhà máy phối trộn sản xuất đã hoàn toàn làm sạch tạp chất, thân thiện với môi trường.
 
Điều bất ngờ và cảm phục đặc biệt đối với tất cả mọi người tham quan ở đây, đó là toàn bộ dây chuyền máy móc hiện đại cùng công nghệ tạo men phân bón hữu cơ Ong Biển đều do “bàn tay Việt - công nghệ Việt” của Tổng Giám đốc Trần Ngọc Nam phát minh và chế tạo lắp đặt hoàn chỉnh sau 30 năm miệt mài nghiên cứu. Tiếp xúc với phóng viên, Tổng Giám đốc Trần Ngọc Nam chia sẻ chân tình: “Tôi sinh ra ở vùng quê nghèo Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, 13 tuổi mồ côi cha mẹ phải học hành gián đoạn nhiều lần mới tốt nghiệp trung học phổ thông hệ bổ túc văn hóa. 17 tuổi vào định cư Vũng Tàu với người họ hàng, làm nghề cơ khí trên bờ và theo thuyền ghe ra biển làm thêm nghề chài lưới. Cuối những năm 80 của thế kỷ trước, trông thấy những người thu gom chất thải trong đô thị Vũng Tàu khá vất vả bằng các phương tiện còn thô sơ, tôi trăn trở cần chế tạo thiết bị máy móc tự động, nhằm thay thế và giảm tối đa ngày công làm việc chân tay, tránh độc hại lao động. Từ cơ duyên này, tôi phát minh ý tưởng sản xuất phân hữu cơ vi sinh, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững, giúp nông dân nhanh chóng làm giàu mà không gánh chịu hệ lụy tác động từ môi trường…”.
 
Hoa cúc Đà Lạt giảm tối đa thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng phân bón Obi - Ong Biển. Ảnh: V.Việt
Hoa cúc Đà Lạt giảm tối đa thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng phân bón Obi - Ong Biển. Ảnh: V.Việt

Tìm hiểu thêm, phóng viên được biết đây là một cuộc thử thách trí tuệ gần 30 năm “tôi luyện” con men bồi bổ đất để cho ra đời phân bón hữu cơ sinh học thương hiệu Obi - Ong Biển của Cty Đại Nam. Trong đó đã trải qua nhiều lần sản xuất và thử nghiệm không thành công, mất trắng đến gần 400.000 USD đầu tư. Nhờ tính kiên trì vượt khó, tinh thần bền bỉ sáng tạo và lòng trắc ẩn vì người nông dân nghèo đã trở thành động lực lớn thôi thúc ông Nam chinh phục tầm cao của khoa học công nghệ chế biến phân bón hữu cơ nói riêng, sản xuất nông nghiệp bền vững nói chung. Dấu son của Cty Đại Nam bắt đầu hiện lên đậm nét từ đầu những năm 2000 khi xây dựng và hoàn chỉnh hơn 10 mô hình canh tác các loại cây trồng với duy nhất sử dụng phân bón Ong Biển, tăng năng suất cao nhất mà không cần phải trợ lực của phân hóa học và thuốc trừ sâu. Đến đầu năm 2012 đến nay, phân bón Obi - Ong Biển đã mở rộng thị trường là một thương hiệu lớn đồng hành cùng nhà nông trên nhiều vùng nông nghiệp trong nước, từ miền Đông, Tây Nam Bộ đến Tây Nguyên, ven biển miền Trung và đồng bằng Bắc Bộ. Riêng nông dân Lâm Đồng chính thức sử dụng phân bón Obi - Ong Biển theo nguyên lý “bón phân - tưới nước” trên diện rộng từ hơn 2 năm trước liên tục đến nay. 
 
Và thật dễ hiểu Tổng Giám đốc Trần Ngọc Nam trở thành một trong 12 doanh nhân toàn quốc nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích “ứng dụng xuất sắc công trình đoạt giải thưởng vào sản xuất và đời sống”. Bên cạnh đó, ông Nam còn sở hữu 2 giải thưởng cao quý khác: Giải đặc biệt của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Thái Lan (NRCT) về sản phẩm phân bón hữu cơ Obi - Ong Biển và Giải thưởng Sáng tạo công nghệ Việt Nam 2016 về Dây chuyền công nghệ sản xuất phân bón Obi - Ong Biển. Hàng năm cả vạn hộ nông dân trong cả nước được Cty Đại Nam hỗ trợ toàn bộ chi phí về Vũng Tàu tham quan Nhà máy sản xuất phân bón Ong Biển kết hợp với du lịch biển 2 đêm 3 ngày. Tại một cuộc gặp gỡ với 500 hộ nông dân Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu vào cuối tháng 4/2018, nhiều người diễn đạt “Tổng Giám đốc Trần Ngọc Nam là “cứu tinh” vì đã tạo ra con men phân bón Ong Biển hữu cơ giúp nhà nông chúng tôi sản xuất được mùa, được giá với nguyên lý “bón phân - tưới nước” đơn giản, hiệu quả để thay thế phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…”.
 
Còn tôi - phóng viên thì suy nghiệm Tổng Giám đốc Trần Ngọc Nam đã mang lại thành công nguyên lý “bón phân - tưới nước” tạo môi trường con men sinh học cải tạo, bồi bổ dinh dưỡng đất của ông với khả năng tư duy sáng tạo tuyệt vời và bám sát ruộng vườn cùng nông dân tích lũy kinh nghiệm, mang lại hiệu quả trong sản xuất.
 
VĂN VIỆT - LĐ online

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
476
13158
9784868
Your IP: 3.138.116.20