banner

Nghiên cứu nâng cao năng suất và hiệu quả mô hình luân canh tôm lúa vùng bán đảo Cà Mau

Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học trong nghiên cứu thực tiễn nhằm năng cao năng suất và sản lượng tôm, lúa cho vùng Bán đảo Cà au được xem là bước đi cần thiết. Bởi trong những năm gần đây tình hình nuôi tôm vào mùa khô và trồng lúa vào mùa mưa gặp rất nhiều rủi ro khác nhau như: tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi liên tục xảy ra trên diện rộng; trồng lúa thì hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết khí hậu của từng vùng và từng năm; những kỹ thuật nuôi tôm và canh tác lúa của nông hộ lạc hậu, hầu hết người dân canh tác tôm-lúa theo kinh nghiệm, chưa có bộc phát trong cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích; các bộ giống lúa mùa địa phương cho năng suất thấp, thường xuyên bị sâu bệnh, khả năng chịu mặn, chịu phèn thấp và thường có thời gian sinh trưởng dài ngày chưa thật sự phù hợp cho vùng tôm-lúa; hệ thống công trình canh tác tôm-lúa gần như không thích ứng với sự biến đổi khí hậu hiện nay.


Mặt khác trong thời gian qua, chưa có công trình nghiên cứu thiết thực về mối tương quan giữa diện tích mặt nước nuôi tôm và diện tích trảng trồng lúa để khai thác có hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác; chưa có nghiên cứu liên quan đến thiết kế hệ thống ao nuôi tôm mật độ cao vào mùa khô để góp phần tăng thu nhập và ao chức nước ngọt tưới tiêu cho cây lúa vào mùa mưa khi nắng hạn cục bộ xảy ra; chưa có nghiên cứu giải pháp cấp nước và trao đổi nước giữa các hệ thống nuôi để góp phần phát triển bền vững về môi trường.

Do đó Cơ quan chủ trì Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II phối hợp với Chủ nhiệm ThS. Nguyễn Công Thành thực hiện đề tài “Nghiên cứu nâng cao năng suất và hiệu quả mô hình luân canh tôm lúa vùng bán đảo Cà Mau” là cần thiết, nhằm mục tiêu: Xây dựng và phát triển được mô hình luân canh tôm lúa với năng suất và hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường vùng Bán đảo Cà Mau.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
Hiện trạng mô hình luân canh tôm-lúa:
Phần lớn họ dân chưa chú trọng đến nâng cao trình độ chuyên môn cho canh tác tôm-lúa. Người đảm nhiệm kỹ thuật chính là chủ hộ trong gia đình có trình độ học vấn thấp. Trong thiết kế đồng ruộng hầu hết không có mương phèn để rửa phèn và mặn cho vụ trồng lúa. việc gia cố bờ bao nhằm quản lý nước chưa đảm bảo. Nông hộ vội vàng thả tôm giống và xuống giống lúa khi độ mặn chưa đảm bảo. Hầu hết hộ dân thả tôm giống nhiều lần trong vụ, mật độ tôm giống thả cho tất cả các lần thả cao 16,3 con/m2 (không tính thu tỉa). Năng suất tôm thu được bình quân chung trong mô hình tôm-lúa hiện nay là 172,8 kg/ha/vụ. Tổng thu nhập từ thủy sản là 37,2 triệu đồng/ha/vụ, trong đó thu nhập từ tôm chiếm 69,1%, kế đó là cua 28,6%. Hầu hết hộ dân canh tác lúa sử dụng lại lúa giống từ năm (vụ) canh tác trước. Tổng chi phí cho sản xuất lúa bình quân 8,14 triệu đồng/ha/vụ, trong đó chi phí cải tạo ruộng cao nhất 21,9% và sau đó phân bón 21,6%, và chỉ có 40,3% số hộ canh tác lúa có lời với mức 0,44 triệu đồng/ha/vụ. Khó khăn chính trong trong nuôi tôm và trồng xúa của mô hình tôm-lúa là hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết; đất không giữ được nước; đất nhiễm mặn cao; dịch bệnh trên tôm ngày càng nhiều; sức chịu mặn và kháng bệnh của các loại giống lúa chưa cao.

Thiết kế ao mới và mô hình phát triển:
- Việc thiết kế thêm ao mới dùng để ương giống hoặc nuôi BTC là cần thiết góp phần cải thiện năng suất, sản lượng tôm nuôi và hiệu quả kinh tế của mô hình tôm lúa hiện nay. Vùng Kiên Giang ngoài mô hình nuôi CCT thả giống PL trực tiếp theo truyền thống, khuyến cáo phát triển thêm mô hình nuôi CCT thả giống ương.
- Cùng Cà Mau và Bạc Liêu ngoài mô hình nuôi tôm CCT thả giống PL trực tiếp theo truyền thống, có thể ứng dụng phát triển thêm hai mô hình thả giống ương và nuôi BTC để nâng cao năng suất tôm nuôi trên một đơn vị diện tích.

Mật độ thả giống:
- Tổng mật độ tôm giống thả vuông QCCT trung bình là 2,5-3,0 con/m2/vụ (với thả tôm ương) và 3,0-3,5 con/m2/vụ (với thả tôm PL ) là phù hợp. ố lần thả giống bổ sung trong vuông nuôi QCCT là 1-2 lần/vụ. Mật độ tôm giống thả nuôi BTC tốt nhất từ 10-15 con/m2. Các giống l a triển vọng cần nhân rộng:
- Ba giống lúa OM9921, OM9916 và OM9915 phát triển tốt trên vùng đất sau khi được rửa mặn dưới 2 ‰ và chịu được độ mặn 4-6 ‰ trong giai đoạn phát triển. Cả 3 giống lúa cho năng suất > 3,5 tấn/ha/vụ. Trong đó hai giống lúa 9921 và 9916 cho năng suất cao hơn giống lúa 9915.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 13843/2016) tại Cục Thông tin KHCNQG.

N.T.T - NASATI

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
677
13359
9785069
Your IP: 3.129.39.55