banner

Chuyển đổi để thích ứng với đô thị hóa
Là xã vùng ven thành phố, trước tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra khá nhanh, nên quỹ đất dành cho phát triển nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, để phát triển nông nghiệp bền vững, chính quyền xã Tân Hạnh (TP.Biên Hòa) đã ưu tiên và khuyến khích người dân lựa chọn các mô hình phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp gắn với định hướng phát triển du lịch sinh thái nhà vườn, qua đó nâng cao giá trị thu nhập cho người dân.
 
 
eahetnteqa.JPG
 
Mô hình trồng bưởi theo hướng sạch hướng đến phát triển du lịch sinh thái vườn.
Mô hình trồng cây ăn trái an toàn kết hợp phát triển du lịch sinh thái vườn
 
 

Trước thực trạng đô thị hóa diễn ra hàng ngày, gia đình ông Nguyễn Văn Cảnh, ấp 1, xã Tân Hạnh (Tp.Biên Hòa) hiện là một trong số ít các hộ trong xã còn giữ được diện tích đất khá lớn (khoảng 7.000 m2) để phát triển mô hình trồng cây ăn trái theo hướng sạch, an toàn.

 

Theo ông Cảnh, trước đây cũng như phần lớn các hộ dân khác trong vùng, gia đình ông cũng đã trồng rồi chặt nhiều loại cây khác nhau từ mía, mít, lúa, bạc hà…tất cả là do lợi nhuận kinh tế không ổn định, giá cả bấp bênh. Với mong muốn phát triển kinh tế gia đình, ông đã đi học tập kinh nghiệm của nhiều nhà vườn trong và ngoài tỉnh và quyết định cải tạo lại vườn của mình để chuyển sang trồng bưởi da xanh. Đến nay, 200 gốc bưởi da xanh khoảng 4-10 năm tuổi của gia đình đang cho thu hoạch khá đều đặn, lợi nhuận thu về cao hơn gấp hàng chục lần so với các cây trồng khác.

 

“Vùng đất Tân Hạnh trước đây nông dân trồng lúa khá nhiều. Tuy nhiên, đô thị hóa nhanh đã khiến diện tích đất dành cho phát triển nông nghiệp không còn nhiều. Trước áp lực đó, gia đình tôi vẫn quyết định gắn bó với vườn cây ăn trái, bởi một phần mình đã sống quen với nghề nông, mặt khác tôi cũng suy nghĩ, muốn nâng cao giá trị cây trồng thì không thể phát triển nông nghiệp như trước đây mà cần phải lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường, vì thế tôi quyết định chuyển qua trồng bưởi da xanh theo hướng sạch và an toàn”, ông Cảnh chia sẻ.

 

Để trái bưởi bảo đảm chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, vườn bưởi da xanh của ông Cảnh không sử dụng bất kỳ loại thuốc bảo vệ thực vật nào mà thay vào đó là các loại thuốc vi sinh thân thiện với môi trường. Nhờ được sản xuất theo hướng sạch, an toàn nên sản phẩm bưởi da xanh của ông luôn hút khách hàng, đầu ra rất ổn định.

 

“Sau một vài lần dùng thử, khách hàng rất yên tâm về chất lượng trái bưởi nên họ thường đặt mua qua điện thoại để tôi giao hàng tận nơi. Nhiều khi chưa vào vụ thu hoạch, họ đã đặt hàng mình từ trước mà không còn bưởi để bán. Hiện nay, giá bán bưởi da xanh loại 1 vào khoảng 50 ngàn đồng/kg, loại 2 khoảng 40 ngàn đồng/kg và loại 3 khoảng 30 ngàn đồng/kg, trung bình mỗi cây cho khoảng 20 trái, thậm chí cây nhiều có thể đạt 60 trái, trên tổng số 200 gốc bưởi da xanh này, mỗi năm gia đình tôi cũng thu về vài trăm triều đồng sau khi đã trừ đi các khoản chi phí”, ông Cảnh phấn khởi cho biết.

 

Cách đó không xa, hộ ông Nguyễn Văn Nhàn, ấp 1, xã Tân Hạnh cũng có vườn cây ăn trái khoảng gần 8.000 m2. Ngoài phát triển cây bưởi da xanh, vườn cây ăn trái của ông Nhàn còn trồng thêm các loại cây khác như sung Mỹ, dừa lửa…

 

Theo ông Nhàn, nếu trước đây trồng lúa hay trồng bạc hà, lợi nhuận thu được chỉ vài triệu đồng/sào thì nay chuyển qua trồng bưởi, nhất là trúng lứa bưởi Tết, lợi nhuận có thể thu về cả trăm triệu đồng/sào.

 

Để phát triển vườn cây ăn trái theo hướng bền vững và tăng giá trị kinh tế, thời gian tới, các hộ như gia đình ông Cảnh và ông Nhàn dự kiến sẽ quy hoạch lại vườn cây một cách gọn gàng, sạch đẹp, quy củ để kết hợp phát triển du lịch sinh thái vườn. Đây là ý tưởng hoàn toàn đúng đắn, bởi hiện nay nhu cầu du lịch sinh thái vườn kết hợp với việc thưởng thức các đặc sản địa phương đang rất cao. Nếu nhà vườn kết nối tốt, vừa mang lại hiệu quả kinh tế lại phát triển một cách bền vững.

 

Trồng lan theo hướng ứng dụng công nghệ cao

 

Sau vài lần đi thăm người thân trên Đà Lạt, bà Nguyễn Thị Kim Lệ, ấp 4, xã Tân Hạnh (TP.Biên Hòa) đã “bén duyên” với nghề trồng lan. Trên diện tích gần 5.000 m2, vườn lan Mokara của gia đình bà được giăng lưới phủ kín để phòng trừ sâu bệnh hại và hạn chế những cơn mưa lớn gây ngập úng.

 

Bà Lệ cho biết, do quỹ đất ngày càng hạn hẹp, đồng thời nắm bắt được nhu cầu rất lớn của người dân thành phố trong việc sử dụng hoa nên bà quyết định từ bỏ công việc kinh doanh bến bãi để chuyển qua trồng lan. Ngoài niềm đam mê với cây lan, theo bà Lệ, trồng lan nếu biết cách chăm sóc tốt để cho ra được những bông lan hay chậu lan đẹp thì hiệu quả kinh tế mang lại cũng không nhỏ.

 

fgvaebetn.JPG
Mô hình trồng lan theo hướng công nghệ cao tại xã Tân Hạnh.

Để thành công với cây lan như ngày hôm nay, bà Lệ cũng đã trải qua vài lần thất bại. Ban đầu bà mua gần 50 ngàn cây về trồng thử nghiệm, song do chưa có kinh nghiệm, số lan này đã chết quá nửa. “Do mình không biết nên trồng lan quá sâu, khi vào mùa mưa cây bị đọng nước gây ngập úng, khi nắng lên lan héo rũ rồi lăn ra chết, thiệt hại ban đầu cũng không nhỏ”, bà Lệ nhớ lại.

 

Theo kinh nghiệm của bà Lệ, trồng lan điều quan trọng nhất là không để cây bị ngập úng, phải làm sao để vườn thoát nước tốt, vừa hạn chế được nấm bệnh lại giúp cây lan sinh trưởng và phát triển ổn định. Đối với sâu bệnh hạn lan thì chủ yếu là nấm, vì thế ngoài việc tạo cho vườn cây thông thoáng không bị đọng nước và dùng lưới mắt cá để hạn chế côn trùng, nhà vườn cũng cần biết cách sử dụng một số loại thuốc để phun xịt trừ nấm bệnh.

 

Để thuận tiện cho việc chăn sóc cũng như nhân giống, toàn bộ vườn lan của bà Lệ được trồng bằng giống lan Mokara với 5 loại: đỏ, vàng, hồng, tím, cam. Trung bình mỗi tháng, vườn lan được bà cắt khoảng 4 đợt, đặc biệt những tháng mùa nắng, cây lan cho hoa rất đạt nên có thể cắt được 5 đợt, lợi nhuận mang về vài chục triệu đồng.

 

Ông Mai Thành Phương, Phó chủ tịch UBND xã Tân Hạnh cho biết, Tân Hạnh là xã vùng ven, trước đây chủ yếu là đất trồng lúa và cây hàng năm. Song do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh, diện tích đất dành cho phát triển nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Hiện nay trên địa bàn xã, tỷ lệ hộ dân sinh sống ở nông thôn chỉ còn khoảng 20%. Mặc dù không phải là xã thuần nông, tuy nhiên địa phương luôn xác định, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới luôn đóng vai trong quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì thế, với những hộ còn phát triển nông nghiệp, chính quyền địa phương chủ trương và khuyến khích bà con chuyển qua các mô hình mới, nhất là các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch sinh thái vườn để phù hợp với chủ trương của thành phố là phát triển nông nghiệp trong đô thị.

 

Minh Khôi - Dostdongnai

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
1293
62029
9764941
Your IP: 34.239.185.22