banner

Hiệu quả tích cực từ Dự án xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP tại huyện Thống Nhất
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) cho Tổ hợp tác hồ tiêu ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất” đã mang lại những kết quả rất tích cực, qua đó góp phần nâng cao kỹ thuật canh tác, hiệu quả kinh tế và định hướng cho nông dân sản xuất theo hướng an toàn, bền vững.
 
brsmnrymy.jpg
 
Sau gần 2 năm triển khai thực hiện, Dự án đã mang lại những kết quả rất tích cực.
 
Sản xuất theo hướng sạch, an toàn là yêu cầu bắt buộc
 
 

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đặt ra không chỉ với các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mà còn là yêu cầu bắt buốc với các nhà vườn sản xuất nếu muốn “có chỗ đứng” tại các thị trường khó tính.

 

Theo thống kê, từ năm 2013 trở lại đây, diện tích và sản lượng hồ tiêu của Việt Nam không ngừng tăng cao. Nếu như năm 2013, diện tích hồ tiêu cả nước chỉ vào khoảng 52.000 ha, với sản lượng đạt 134.000 tấn thì đến năm 2019, diện tích hồ tiêu cả nước đã tăng lên 152.000 ha (tức sau hơn 5 năm diện tích đã tăng gấp 3 lần). Với diện tích và sản lượng tăng nhanh, sản lượng hồ tiêu của Việt Nam đã chiếm khoảng 60% sản lượng hồ tiêu toàn thế giới.

 

Mặc dù là nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới, tuy nhiên nước ta lại chưa có quy trình hướng dẫn sản xuất hồ tiêu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Chưa kiểm soát được các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được phép sử dụng trên cây hồ tiêu, cũng như chưa cung cấp thông tin đầy đủ về các loại thuốc cấm và mức giới hạn tối đa của các loại thuốc BVTV. Trong khi đó, các thị trường khó tính có lượng xuất khẩu lớn như Châu Âu, Châu Mỹ, Nhật Bản…lại có mức độ kiểm soát rất khắt khe vấn đề này.

 

“Sản xuất hồ tiêu ở nước ta hiện nay chủ yếu là tự phát dưới hình thức sản xuất nông hộ, hồ tiêu được trồng và chăm sóc theo kinh nghiệm của từng nông dân, việc phòng trừ sâu bệnh hại và sử dụng thuốc BVTV hay phân bón hóa học chưa theo quy trình nên tồn dư và nguy cơ mất an toàn thực phẩm còn khá cao”, kỹ thuật viên Lê Thị Chung - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (Đơn vị thực hiện Dự án) cho biết.

 

Tại Đồng Nai, cây hồ tiêu là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh, với diện tích khoảng 17.000 ha. Cây tiêu được trồng tập trung tại các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc, Thống Nhất, Trảng Bom…Riêng tại huyện Thống Nhất, theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, diện tích cây tiêu hiện nay vào khoảng gần 700 ha, được trồng tập trung ở các xã: Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 3 và Hưng Lộc. Cũng như phần lớn các hộ trồng tiêu khác, nông dân trồng tiêu tại huyện Thống Nhất vẫn chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm là chính, chưa nắm bắt quy trình kỹ thuật canh tác, nhất là sản xuất hồ tiêu sạch, an toàn, truy suất nguồn gốc theo hướng nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP).

 

Góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm hồ tiêu địa phương

 

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất hồ tiêu đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) cho Tổ hợp tác hồ tiêu ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất” được thực hiện trong thời gian gần 2 năm (từ tháng 4/2017 đến tháng 3/2019). Dự án được thực hiện với sự phối hợp giữa Sở Khoa học và Công nghiệp, UBND huyện Thống Nhất và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

 

nmnym.jpg
7 hộ tham gia Dự án đã được chứng nhận GlobalGAP với diện tích hồ tiêu là 12,1 ha.

Mục tiêu của Dự án là nâng cao kỹ thuật canh tác và định hướng cho nông dân sản xuất hồ tiêu theo hướng an toàn, bền vững, qua đó tạo ra sản hồ tiêu đạt chất lượng, an toàn thực phẩm và được chứng nhận GlobalGAP; đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả kinh tế và góp phần nâng cao sản phẩm hồ tiêu của địa phương.

 

Theo đơn vị thực hiện Dự án, để triển khai xây dựng mô hình trồng hồ tiêu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, Ban điều hành dự án đã tiến hành các bước như: Điều tra, khảo sát hiện trạng sản xuất và chọn mô hình điểm; Tập huấn chuyển giao kỹ thuật; Xây dựng hệ thống quản lý GlobalGAP; Soạn thảo tài liệu, biểu mẫu; Thống nhất quy trình sản xuất hồ tiêu và vẽ sơ đồ vườn; Hướng dẫn nhà vườn thực hiện đúng quy trình canh tác và ghi chép nhật ký sản xuất; Phân tích mẫu đất, nước và hạt hồ tiêu; Hướng dẫn Tổ hợp tác lập hồ sơ đăng ký chứng nhận; Tổ chức đánh giá chứng nhận GlobalGAP…

 

Là 1 trong 7 hộ tham gia thực hiện Dự án, ông Hoàng Văn Bá, ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm cho biết, thực hiện quy trình sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP, các nông hộ đã được cán bộ dự án hướng dẫn đúng quy trình kỹ thuật canh tác và chăm sóc. Đặc biệt, nông dân đã biết cách sử dụng phân bón và thuốc BVTV đúng cách. Việc ghi chép nhật ký sản xuất (công việc khá mới với người nông dân) cũng đã dần dần trở thành thói quen bắt buộc của nhà vườn tham gia dự án.

 

Sau gần 2 năm thực hiện dự án, với việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, trên diện tích 12,1 ha của 7 hộ thuộc Tổ hợp tác hồ tiêu ấp Võ Dõng 3 (xã Gia Kiệm), vườn hồ tiêu sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP phát triển tốt, năng suất đạt từ 3-4 tấn/ha, cao hơn so với sản xuất đại trà khoảng 16%, hiệu quả kinh tế tăng 23-27%, chi phí đầu tư mua thuốc bảo vệ thực vật giảm từ 20-30%.

 

“Với việc 7 hộ trồng hồ tiêu của Tổ hợp tác hồ tiêu ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm được cấp giấy chứng nhận GlobalGAP sẽ là cơ sở để huyện Thống Nhất có kế hoạch mở rộng diện tích sản xuất hồ tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa để góp phần xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hồ tiêu của địa phương đạt chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm liên kết với các đơn vị thu mua có uy tín trên thị trường”, chị Lê Thị Chung, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao chia sẻ.

Minh Khôi - Dostdongnai

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
2023
14705
9786415
Your IP: 3.17.74.153