banner

Chuyển dịch từ 'sản xuất cái mình có' sang 'sản xuất cái người tiêu dùng cần'

Ngày 26/9, UBND TP.HCM đã tổ chức Hội nghị Kết nối cung - cầu giữa TP. HCM và 45 tỉnh/thành năm 2019 gồm 6 tỉnh/thành Đông Nam bộ; 13 tỉnh/thành Tây Nam bộ, 17 tỉnh/thành miền Trung – Tây Nguyên, 9 tỉnh/thành phía Bắc với tổng số 2.341 doanh nghiệp.

16-27-26_ket_noi_cung_cu
Khách hàng tham quan các gian trưng bày sản phẩm tại Hội nghị Kết nối cung cầu giữa TP.HCM và các tỉnh thành.

Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, Chương trình Hợp tác thương mại giữa TP.HCM và các tỉnh, thành trên cơ sở trao đổi thông tin hai chiều, xác định tiềm năng, thế mạnh, lợi thế của từng địa phương, vùng miền cùng với cơ chế chính sách đầu tư gắn với Chương trình Bình ổn thị trường TP.HCM.

Thông qua Chương trình Hợp tác thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp TP.HCM an tâm đầu tư, liên kết phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng nhà máy, mở rộng trang trại... xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển hệ thống phân phối, đảm bảo cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường trên địa bàn TP.HCM và cả khu vực.

Tại Hội nghị năm nay, các nhà thu mua, người tiêu dùng Thành phố sẽ được tiếp cận với gần 2.000 mặt hàng của 558 doanh nghiệp trưng bày tại 449 gian hàng.

Bên cạnh hàng nông sản an toàn từ các tỉnh, thành lân cận, sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm chủ lực của TP.HCM, còn giới thiệu nhiều đặc sản vùng miền trên cả nước như nhãn xuồng cơm vàng, sữa ong chúa, trà lá sen, yến sào, rượu sâm nhung, bánh khô mè, sản phẩm mây tre, tre, nứa, bưởi cốm, thanh trà, tinh bột sắn, sản phẩm từ đá như tranh đá quý, bột đá, đá cục…

“Hội nghị năm nay sẽ tiếp tục là nơi giao lưu giữa các nhà sản xuất và nhà phân phối, từ đó góp phần định hướng hoạt động sản xuất chuyển dịch từ “sản xuất cái mình có” sang “sản xuất cái người tiêu dùng cần”. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức người sản xuất, lấy chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu - đây là yêu cầu cấp bách không chỉ của người tiêu dùng Thành phố, mà còn của người tiêu dùng cả nước; đồng thời nâng cao trách nhiệm của các đơn vị khách sạn, nhà hàng trong việc phục vụ các món ăn, thức uống cho khách hàng phải đảm bảo nguồn nguyên liệu tốt nhất”, bà Trang nhấn mạnh.

Tham gia Hội nghị lần này, tỉnh Long An có hơn 20 doanh nghiệp, HTX tham gia trưng bày và giới thiệu các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh.

“Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng nông sản có chất lượng cao, tỉnh Long An đang tích cực triển khai sản xuất các mặt hàng nông sản sạch theo hướng hữu cơ, đảm bảo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...”, ông Nguyễn Văn Út, Phó Chủ tịch tỉnh Long An chia sẻ.

16-27-26_tri_cy_cu_htx_tn_uyen
Trái cây của HTX Tân Uyên.

Ông Nguyễn Hữu Lập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre nhận định, Hội nghị kết nối cung-cầu sẽ tạo điều kiện phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản tiềm năng hướng đến xuất khẩu. Hiện nay, lượng tiêu thụ hàng hóa ngày càng lớn trong thị trường nội địa, doanh thu bán lẻ tăng cao, chính vì vậy để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản xuất trong nước, cần có nhiều hơn nữa các hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Việt hiệu quả.

Có thể nói, việc tổ chức Hội nghị Kết nối cung – cầu giữa TP.HCM và các tỉnh thành đã đạt được hiệu quả, hàng hóa đồi dào, phong phú, số lượng địa phương, DN tham gia và hợp đồng, mặt hàng cung ứng được các bên ký kết ngày càng nhiều. Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, sau 7 năm tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, đến nay, có 2.283 hợp đồng nguyên tắc được ký kết. Các DN bình ổn thị trường Thành phố đã đầu tư 47 nhà máy, cơ sở sản xuất; 81 trang trại, cụm trang trại nuôi trồng tại các tỉnh/thành Đông - Tây Nam Bộ, tổng vốn đầu tư 31.066 tỷ đồng. Trong đó, liên kết cung ứng vốn cho nông dân chăn nuôi, trang trại rau sạch bình quân hơn 3.000 tỷ đồng mỗi năm.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đánh giá cao việc tổ chức hoạt động kết nối cung-cầu, tạo không gian rộng lớn cho nhà sản xuất – phân phối – tiêu dùng gặp nhau. Qua đó, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải yêu cầu TP.HCM tiếp tục tổ chức tốt chương trình tuần hàng Việt tại Thái Lan và Úc để tăng lượng hàng xuất khẩu vào các thị trường.
NGUYỄN THỦY - NNVN

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
342
3615
9775325
Your IP: 3.15.202.214