banner

Thâm canh và phát triển sản xuất cây điều ở Cát Tiên
Xác định vị thế cây điều trong cơ cấu cây trồng, nhiều năm qua, ngành Nông nghiệp huyện Cát Tiên đã thực hiện áp dụng khoa học kỹ thuật và thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng các vườn điều trên địa bàn huyện.
 
Cát Tiên luôn chú trọng phát triển bền vững cây điều tại địa phương.
Cát Tiên luôn chú trọng phát triển bền vững cây điều tại địa phương.
 
Theo số liệu thống kê từ UBND huyện Cát Tiên, cây điều chiếm 81% diện tích trong số các loại cây trồng dài ngày và được đánh giá là một trong những cây trồng chủ lực xóa đói, giảm nghèo bền vững của huyện. Tuy nhiên, những năm gần đây, do nhiều yếu tố khách quan, năng suất cây điều chưa được đồng đều và sản lượng bị giảm sụt.
 
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đặc tính cây điều phụ thuộc rất lớn vào thời tiết trong giai đoạn ra hoa, đậu trái. Hơn nữa, nhiều hộ gia đình còn sản xuất cây điều chủ yếu ở quy mô theo từng hộ, chưa gắn với tổ hợp tác nên không được đầu tư chăm bón theo đúng yêu cầu do đó phát sinh ra nhiều loại sâu bệnh như: sâu đục ngọn, xén tóc đục thân cành, bệnh thán thư,… làm giảm năng suất, sản lượng của điều khi thu hoạch.
 
Theo đó, từ giai đoạn 2016 - 2018, với các chương trình hỗ trợ người dân như: nguồn vốn 30a, nguồn vốn trợ giá cây trồng,… UBND huyện Cát Tiên đã tập trung chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ cải tạo, tái canh trồng mới giống điều ghép cao sản cho năng suất, chất lượng cao theo Đề án chuyển đổi, cải tạo và phát triển sản xuất bền vững cây điều. 
 
Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện Cát Tiên cho biết: Thời gian qua, huyện đã tập trung triển khai thực hiện công tác chuyển đổi giống hàng năm cho cây điều đạt kết quả tốt. Cùng với việc tuyển chọn 11 cây đầu dòng vượt trội năng suất và xây dựng 1 vườn cây đầu dòng, bên cạnh đó các đơn vị đã thực hiện 3 mô hình ứng dụng kỹ thuật thâm canh, phòng trừ dịch bệnh hại cây điều tại các xã: Đồng Nai Thượng, Tư Nghĩa và Mỹ Lâm. Qua đó, vận động Nhân dân trên địa bàn các xã, nhất là bà con ở các vùng sâu, vùng xa nâng cao được hiệu quả tái canh, cải tạo cây điều.
 
Dẫn chúng tôi vào thăm 1 ha vườn điều của gia đình mình, ông Nguyễn Văn Tuấn (tại thôn Nghĩa Thủy, xã Tư Nghĩa) chia sẻ: “Trước kia chưa nắm được hết kĩ thuật trồng và chăm sóc nên chất lượng còn kém lắm, nhiều lúc tôi chỉ muốn phá vườn đi để trồng thứ khác. Nhưng sau đó, nhờ được sự hướng dẫn từ cán bộ huyện về việc thâm canh, cải tạo vườn điều tôi bắt đầu biết tỉa cành cho tán cây thưa ra, tiến hành loại bỏ những cây già cỗi, không có hiệu quả. Đến nay, từ vườn điều từng có năng suất là 1 - 2 tạ/ha thì giờ đây, cây bắt đầu phát triển tốt, cho năng suất 4-5 tạ/ha”.
 
Là một trong những địa phương đang thực hiện thâm canh, tái canh cây điều, ông Nguyễn Văn Thầm - Phó Chủ tịch UBND xã Tư Nghĩa cho hay: Những năm qua, địa phương đã tăng cường, đôn đốc và chỉ đạo sát sao xuống từng địa bàn thôn, tổ chức cho Nhân dân chăm bón, thâm canh để tăng năng suất, chất lượng của cây điều. Năm 2019, toàn xã có 671,42 ha diện tích là cây điều, trong đó 629,82 ha cho thu hoạch và 41,6 ha điều được trồng mới. Theo đó, địa phương và người dân đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2019 năng suất sẽ đạt được là 7,9 tạ/ha.
 
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Trọng Quả - Phó Phòng Nông nghiệp huyện Cát Tiên nhận định, rút kinh nghiệm từ mô hình tái canh ở xã phát triển rất mạnh, huyện sẽ tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng tới bà con vùng sâu, vùng xa.
 
“Để cây điều được phát triển bền vững ở Cát Tiên, chúng tôi đặt ra mục tiêu tiếp tục thực hiện chuyển đổi cây điều già cỗi, sâu bệnh, giống hạt không đạt hiệu quả để thực hiện tái canh trên diện tích lên tới 1.927,1 ha” - ông Quả nói.
 
Hiện nay, toàn huyện Cát Tiên có 6.532,6 ha diện tích sản xuất cây điều. Trong đó, cây điều trồng trên đất nông nghiệp là 4.220,6 ha, trồng trên đất lâm nghiệp là 2.312 ha. Đến nay, diện tích điều ghép cao sản là 4.172,1 ha, chiếm 63,9% tổng diện tích điều toàn huyện. Giống điều thực sinh diện tích 2.360,5 ha, chiếm 36,1% (đa số diện tích điều đã già cỗi, năng suất thấp). 
 
Như vậy, có thể thấy tín hiệu tích cực từ chương trình tái canh, thâm canh cây điều trên địa bàn huyện qua các con số vừa nêu trên. Từ các chương trình cải tạo vườn điều, các chính sách đầu tư cho nông dân và tổ chức thu mua hợp lý, cùng với giá hạt điều ổn định sẽ trực tiếp tái khẳng định vị trí chủ lực của loại cây trồng này trong nền kinh tế nông nghiệp huyện Cát Tiên.
 
THÂN THU HIỀN - Báo lamdong

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
468
13150
9784860
Your IP: 18.118.120.109