banner

Trồng rau ứng dụng công nghệ cao- hướng đi đúng

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), biến đổi khí hậu sẽ đe dọa an ninh lương thực thế giới do làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Trong đó, Việt Nam là một trong 5 quốc gia có nền nông nghiệp phải gánh chịu nhiều tác động nặng nề nhất.

Sản phẩm rau sạch trồng theo công nghệ Israel của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Minh Hòa. Ảnh: MỸ THANH

Thực tế trong thời gian qua, chúng ta đã đối mặt với hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng và ngành trồng trọt là ngành bị tác động trực tiếp. Do đó, cần nhanh chóng thay đổi công nghệ, phương thức sản xuất nhằm đảm bảo năng suất cây trồng. Trong đó, rau màu đang là đối tượng cây trồng được áp dụng công nghệ dễ dàng nhất. Chỉ cần nông dân ứng dụng thêm công nghệ tiên tiến vào sẽ giúp tăng hiệu quả sản xuất, nhờ giảm thiểu tác hại của môi trường, quản lý dịch bệnh và đáp ứng nhu cầu về rau an toàn cho người tiêu dùng.

Các tỉnh phía Nam, diện tích sản xuất rau đạt gần 520.000ha, năng suất đạt 19 tấn/ha, sản lượng đạt gần 10 triệu tấn/năm. Các tỉnh có diện tích và năng suất trồng rau lớn là: Tiền Giang, An Giang, Lâm Đồng và TP Hồ Chí Minh. Trên nhiều địa bàn đã hình thành vùng sản xuất rau tập trung áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), tổ chức sản xuất, sơ chế kinh doanh tiêu thụ rau an toàn khá thành công.

Từ năm 2012 đến nay, ngành nông nghiệp đã thực hiện chuyển giao nhiều tiến bộ kỹ thuật về sản xuất rau theo hướng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thông qua các hoạt động tập huấn, mô hình trình diễn, hội thảo tuyên truyền nhân rộng, cụ thể như: Sản xuất rau màu áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng VietGAP; sản xuất rau theo hướng an toàn trong nhà màng, nhà lưới kiểm soát chất lượng, ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt; sản xuất rau thủy canh trong nhà màng; gieo ươm cây rau giống trong nhà màng...

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) đã mở nhiều hội thảo để khẳng định sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau trước tác động của biến đổi khí hậu. Vừa qua, diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp do TTKNQG đã được tổ chức tại Tiền Giang với chủ đề: "Phát triển sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm". Tại diễn đàn, nhiều đơn vị đã mang sản phẩm phục vụ cho công tác trồng rau công nghệ cao đến giới thiệu cho các đại biểu, với mục tiêu giúp người nông dân có thêm nhiều chọn lựa hơn trong sản xuất.

Trong khuôn khổ diễn đàn, các đại biểu đã đến tham quan mô hình trồng rau, dưa lưới trong nhà lưới của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ Khoa học công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Tiền Giang và mô hình trồng rau trong nhà lưới của Cơ sở sản xuất rau sạch Tiến Phát tại ấp Trường Xuân B, xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang. Tại đây, Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ Khoa học công nghệ Tiền Giang đã giới thiệu một số kiểu giá trồng rau phù hợp cho trên diện tích nhỏ để bà con triển khai mô hình sản xuất ra sạch ở đô thị. Với mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao hoàn chỉnh, thiết bị cơ bản sẽ gồm nhà lưới, nhà màng, máng trồng cây và thiết bị cảm biến điều khiển tự động nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng trong nhà lưới theo các thông số kỹ thuật được cài đặt sẵn phù hợp cho loại cây trồng đang canh tác, từ đó giúp cây phát triển thuận lợi.

Anh Nhan Quốc Khang - chủ cơ sở sản xuất rau VietGAP Tiến Phát ở xã Thanh Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, với niềm đam mê, mong muốn góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp sản xuất rau sạch phát triển, trồng ra những cây rau an toàn cho người tiêu dùng, trên diện tích 2.000m2, anh đã đầu tư nhà lưới để sản xuất rau thủy canh. Để có đầu ra ổn định, anh Nhan Quốc Khang đã mở một cửa hàng rau VietGAP ở Mỹ Tho. Rau sau khi thu hoạch được đưa thẳng đến cửa hàng. Khách hàng có thể đặt hàng qua mạng và được giao hàng tận nơi. Theo anh Khang, đây là cách giúp mang rau an toàn đến tận tay người tiêu dùng, tạo niềm tin và hình thành nên thói quen sử dụng rau sạch.

Bên cạnh một số hiệu quả thì trồng rau theo hướng công nghệ cao cũng gặp không ít những khó khăn và trở ngại. Đặc biệt là khâu tiêu thụ sản phẩm vẫn còn qua nhiều trung gian phân phối nên giá bán thực tế cao hơn nhiều so với giá thu mua tại cơ sở sản xuất, sức cạnh tranh chưa cao. Sản xuất sạch, an toàn là mục tiêu của ngành nông nghiệp đang hướng đến và khuyến khích bà con nông dân thay đổi tập quán canh tác. Tuy nhiên, thực tế có không ít địa phương do chưa làm tốt khâu kết nối đầu ra nên nông sản dù có sạch nhưng vẫn rất khó tiêu thụ.

Để tìm đầu ra cho nông sản an toàn, từ năm 2016, TP Hồ Chí Minh đã thành lập Chợ phiên Nông sản An toàn. Chợ phiên được tổ chức định kỳ vào mỗi sáng thứ 7 hằng tuần (từ 6 giờ đến 12 giờ), với sự tham gia của rất nhiều đơn vị kinh doanh các sản phẩm thịt heo, thịt gà, thủy sản, rau- trái cây các loại... và tất cả sản phẩm phải đạt chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Phiên chợ này được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân TP Hồ Chí Minh.

Tiếp nối thành công, tỉnh Đồng Tháp đã mở tiếp Chợ phiên nông sản an toàn ở TP Cao Lãnh, với mong muốn các nông sản đạt chứng nhận VietGAP, GobalGAP của bà con nông dân tìm được đầu ra ổn định. 2 lần mỗi tháng vào cuối tuần thứ 2 và cuối tuần thứ 4, chợ phiên Nông sản an toàn Đồng Tháp được tổ chức trên đường Hai Bà Trưng, TP Cao Lãnh. Với hơn 40 gian hàng của các huyện, thị, thành, phiên chợ trưng bày nhiều sản phẩm, đã tạo cơ hội kết nối đầu ra ổn định cho nông dân.

Phát triển sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao nói riêng và sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói chung là hướng đi đúng và tất yếu, đã và đang tạo động lực mới cho ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, biến đổi khí hậu và cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, để thu hút được các nguồn lực vào nông nghiệp công nghệ cao cần sớm tháo gỡ những khó khăn về mặt cơ chế cũng như hiệu quả thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển.

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được ứng dụng hợp lý những công nghệ mới, tiên tiến nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản. Mô hình này đồng nghĩa với việc tổ chức sản xuất nông nghiệp phải được thực hiện trên quy mô tương đối lớn và đầu tư tương xứng về mặt hạ tầng, công nghệ sản xuất. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn gặp phải không ít thách thức từ việc tiếp cận đất đai, nguồn vốn, phát triển thị trường cho sản phẩm... cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, có quy hoạch vùng sản xuất cụ thể với đầu tư tương xứng thì Việt Nam mới nhanh chóng hình thành nên nền nông nghiệp công nghệ cao.

HÙNG THANH - HUY HIẾU, nguồn: Baocantho

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
355
5473
9777183
Your IP: 3.17.174.239