banner

Cởi trói tư duy để làm nông nghiệp tử tế

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

Nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế phát triển của thế giới, người dân đã chuyển từ “ăn no” sang “ăn sạch”, an toàn. Và đó là mệnh lệnh của thị trường. Vấn đề còn lại là đổi mới tư duy quản lý, tư duy sản xuất và tư duy làm thị trường. GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Nam Cần Thơ đã chia sẻ câu chuyện về tư duy an ninh lương thực và những khát vọng làm nông nghiệp tử tế. Ông nói: “Muốn có nền nông nghiệp tử tế phải có nông dân tử tế, nhà nước đổi mới, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp cùng bắt tay thì mới thành công”.


“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

*Phóng viên: Trong bối cảnh thiếu ăn thì an ninh lương thực được đặt lên hàng đầu. Thưa GS.TS, hệ lụy của việc tăng vụ, tăng năng suất này là vấn đề gì?  

- GS.TS Võ Tòng Xuân: Sau giải phóng năm 1975, đất nước rơi vào tình trạng thiếu lương thực, thiếu gạo. Gạo lúc đó là vô giá, vì không có gạo để bán. Vì vậy, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo phải đảm bảo an ninh lương thực và nhà nhà bắt đầu chủ trương này trên mảnh đất của mình, cái gì không ăn được sẽ nhổ bỏ đi để trồng khoai, lúa… Nơi nào dân không có đất canh tác thì họ đi kinh tế mới…

Lúc đó, các nhà khoa học cũng vào cuộc để nghiên cứu ra giống bắp, khoai, lúa… đưa cho nông dân trồng. Trong cảnh đang thiếu lương thực, nếu trồng theo kiểu ông bà của mình (cho cây phát triển tự nhiên) thì không biết khi nào đủ ăn. Vì ông bà mình trồng cây trồng không sử dụng  phân bón, thuốc trừ sâu, nên năng suất không cao và không đủ ăn. Các nước tiên tiến đã phát minh ra phân bón hóa học để cho cây trồng tăng trưởng nhanh, năng suất cao hơn. Từ đó, nông dân bắt đầu lệ thuộc vào phân, thuốc hóa học trên mảnh đất của mình. Các nhà khoa học lúc đó đã khuyến cáo nông dân dùng phân hữu cơ, bón NPK cân đối, nông dân cũng làm nhưng cho rằng bón hữu cơ, NPK,… cây không phát triển như bón U-rê. Nông dân cho rằng đã khôn hơn nhà khoa học, nhưng họ đâu biết rằng cây trồng cũng có quy trình của nó. Cũng trên mảnh đất đó, tại sao trồng ớt thì cay, trồng chanh chua, trồng xoài thì ngọt. Vì mỗi cây trồng đều có DNA của nó. 

DNA nó sắp xếp cho cây hút lên từ đất theo trình tự những chất gì để làm ra tế bào cay, chua, ngọt… Cây trồng nào cũng cần ít nhất 18 chất và nó tự sắp xếp theo trình tự để tạo ra tế bào cho trái. Nhưng nông dân chỉ bón có một thứ vào đất là U-rê và tưới nước, còn trong không khí có 78% đạm nhưng cây trồng không thể hấp thụ được. Nếu bón U-rê suốt thời gian dài thì sẽ lấy đi từ đất một vài chất và cứ nhân dần lên thì suốt 30 năm qua, đất đã bị lấy đi rất nhiều chất, đất bị chai đi vì vi sinh không sống được. Như vậy, nông dân đã không “tử tế” với cây trồng, với đất, với môi trường quá lâu rồi.

*Thưa GS.TS, như vậy để trả về cho đất những chất vi sinh mất đi vì phân thuốc hóa học và "tử tế" với môi trường thì phải bắt đầu từ đâu?

- Trong cảnh thiếu ăn, dân số tăng nhanh, giải quyết nạn thiếu đói thì nông dân sử dụng phân, thuốc kích thích cây trồng để có sản lượng đủ đáp ứng yêu cầu này. Nông dân các nước tiên tiến cũng vậy thôi. Đó là tình thế cấp bách. Nhưng làm lâu ngày thì thành thói quen và không thể bỏ được ngay. Nông dân đã sử dụng quá nhiều phân bón thuốc trên đồng ruộng, làm mất cân bằng vi sinh, sâu bệnh sẽ nhiều hơn từ việc phun thuốc và còn làm tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm. Bây giờ phải khôi phục lại nguyên trạng đất của vài chục năm trước để trả về đất những chất mà phân bón lấy đi, trả vi sinh về với đất cho cây trồng hấp thu lên đủ chất, tăng sức đề kháng cho cây trồng. Nhưng sự chuyển đổi này đang gặp khó khi nông dân không thể chuyển đổi ngay được thói quen mấy chục năm qua. Cây trồng bị sâu ăn nhiều hơn do đất không còn chất vi sinh nữa và để đạt năng suất, sản lượng, nông dân không còn cách nào khác ngoài tăng bón phân, xịt thuốc.

Vì vậy, tử tế với môi trường là làm sao cho môi trường không thoái hóa. Khuynh hướng mấy năm nay, các nước tiên tiến đã áp dụng, chỉ cần áp dụng nó, không cần nghiên cứu thêm cho tốn kém. Có thể dùng chế phẩm sinh học, phân hữu cơ trộn với vô cơ bón cho đất. Sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học để ủ với phân hữu cơ (mụn dừa, rơm rạ… từ các phụ liệu trong sản xuất nông nghiệp) để khôi phục lại đất của họ. Và nhiều nơi ở ĐBSCL cũng đang làm như thế để tái tạo đất, trả lại hiện trạng mấy mươi năm trước. Tức là chúng ta đang bắt đầu quy trình "tử tế".

 

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

*Thưa GS.TS, từ nước thiếu ăn, Việt Nam đã làm nên kỳ tích trong sản xuất lúa gạo. Nhưng vì sao nhiều nông dân vẫn chưa thể làm giàu trên mảnh đất của mình và vẫn loay hoay chuyển đổi?

- Sau giải phóng năm 1975, Đảng, Nhà nước của chúng ta đã huy động tổng lực để sản xuất lương thực, xóa đói. Chỉ sau 14 năm, Việt Nam đã làm nên kỳ tích về an ninh lương thực. Đến tháng 11-1989, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu gạo. Về mặt khoa học, các nhà khoa học đã đưa ra rất nhiều giống lúa, kỹ thuật cho nhà nông sản xuất. Đảng và Nhà nước đã có những đổi mới theo đề xuất của nhà quản lý, nhà khoa học và nông dân thông qua Khoán 100 và Khoán 10. Nông dân rất phấn khởi trong sản xuất và đến năm 1989 đã dư thừa gạo cho xuất khẩu. Năm đó, các cửa hàng của nhà nước đã không muốn nhận lúa đóng thuế của dân vì đã đầy kho, mà muốn nhận tiền mặt. Nông dân thì không bán được lúa, lượng gạo dư được xuất khẩu để chia sẻ với những nước làm nông nghiệp kém hơn mình.

Nhưng phải thừa nhận rằng, chúng ta thực hiện chủ trương an ninh lương thực này quá dài. Bà con nông dân trước đó lúa vô giá vì không có dư để bán. Bây giờ bán ra rất rẻ, trong số nông dân thì nông dân trồng lúa là nghèo nhất, vì cố gắng trồng lúa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Có thể nói, nông dân trồng lúa đang rất thiệt thòi, vì lợi tức từ trồng lúa không được bao nhiêu.

Thực tế, bà con trồng lúa cũng rất lo không biết tương lai thế nào, nhiều người bỏ ruộng. Mình phải hỏi tại sao, trước đây sợ đói giờ đã thoát đói rồi thì vẫn loay hoay với cây lúa. Lý do là gạo chúng ta giá thấp, cung quá nhiều, cầu trong nước đang thừa, chỉ có bán ra mà bán ra lại bị dội. Những người mua gạo của Việt Nam, họ đều biết nông dân sử dụng quá nhiều phân bón, thuốc hóa học nên họ mua giá rẻ hơn Thái Lan vì đã “trừ” bớt cái tiền rủi ro do phân bón hóa học. Chứ không phải gạo Việt Nam không ngon.

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

*Thực tế là chủ trương an ninh lương thực đã kéo dài quá lâu và đã phát sinh nhiều bất cập. Nhưng Chính phủ cũng đã nhìn thấy vấn đề này và đã "định vị" lại để tạo lực đẩy cho sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL bằng Nghị quyết 120/NQ-CP. Thưa GS.TS, điều này có phải là bước đột phá để giúp nông dân giàu lên từ mảnh đất của mình?

- Nghị quyết 120/NQ-CP, ngày 17-11-2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu, Chính phủ đã thấy được thời gian quá dài bắt nông dân trồng lúa dù giá rất thấp. Trong khi đó, nước ngọt bắt đầu khan hiếm trong điều kiện biến đổi khí hậu; trong khi đó, trồng lúa tiêu tốn khá nhiều nước ngọt. Đáng ra phải đem nước ngọt về cho các cây trồng, vật nuôi khác thích hợp hơn thay vì ngọt hóa để trồng lúa và đầu tư hệ thống thủy lợi rất tốn kém nhưng đã bộc lộ rất nhiều điểm bất cập. Nghiệt ngã nữa là sử dụng nước ngọt này cho các vùng trồng lúa, nước ngọt bị rút về những vùng ngọt hóa làm cho các vùng mặn cũng thiếu nước và cả hai vùng đều không hiệu quả khi triển khai cây trồng, vật nuôi. Rõ ràng cách này làm đã không tử tế với môi trường.

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

Vì vậy, Chính phủ ban hành Nghị quyết 120, đây là điểm sáng đổi đời cho nông dân ĐBSCL. Giúp nông dân sản xuất "thuận thiên", để đem lợi tức cao hơn. Từ tháng 11-2017 đến nay, nông dân đã "thuận thiên" và bắt đầu làm theo quy trình khuyến cáo của nhà khoa học, giảm bớt phân bón hóa học, thay vào đó là phân hữu cơ, phân vi sinh. Thì rõ ràng chúng ta đang có những nông dân rất "tử tế" để làm cho nông nghiệp bền vững lâu dài. Tôi ví dụ bắt đầu từ vùng ven biển, người dân sử dụng nước trời để trồng lúa và dưới ruộng lúa họ thả thêm tôm càng xanh. Trong ruộng lúa có tôm thì không thể nào sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, con tôm sẽ đem lại tiền lời gấp 4 lần cây lúa. Đó là sự lợi ích kép của lựa chọn, nông dân đã thích ứng rất nhanh và đã chấp nhận sự thay đổi.

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

*Trong kỷ nguyên mới, nhu cầu của thị trường ngày một khắt khe hơn về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn, truy xuất nguồn gốc. Làm thế nào để thích ứng với những thay đổi này, thưa GS.TS? 

- Muốn như vậy, chúng ta phải thay đổi toàn diện cả tư quy quản lý và tư duy sản xuất. Tôi mong rằng, trong kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII này, Đảng của chúng ta sẽ có những đổi mới để thích ứng với những thay đổi trong kỷ nguyên mới. Nghị quyết 120 đã thể hiện được câu chuyện Đảng và Nhà nước đã thay đổi tư duy, thấy được hạn chế và không bắt nông dân phải trồng lúa mà "thuận thiên", vùng nào có thể làm giàu từ cây trồng, vật nuôi gì phù hợp thì khuyến khích. Nghĩa là “trái bóng” đang ở trong chân nông dân. Đảng, Nhà Nước đã trao bóng cho nông dân, thì nông dân phải đá trái bóng này.

Nhưng bây giờ nông dân không thể nào làm đơn lẻ một mình được. Ví dụ nuôi tôm thì phải kết hợp lại cùng nhóm, chứ không thể ao kế bên nuôi tôm, ông kế bên xả nước thải thì cả hai đều không được lợi. Chỉ có thể hợp tác chung với nhau, có sự bao tiêu của doanh nghiệp.

Tôi ví dụ như ở những vùng trồng 3 vụ lúa, trong khi vùng dưới rất thiếu nước ngọt, còn trong mùa mưa, mùa lũ nước nhiều nhưng không “quản” nên có thể giảm bớt trồng lúa trong mùa khô ở vùng này. Có thể chuyển đổi bớt vụ lúa, lên liếp trồng sầu riêng, măng cụt… và tận dụng những mương ao này trữ nước lũ, nước mưa để dùng cho mùa khô. Nếu trồng sạch, "tử tế" thì doanh nghiệp bán rất dễ, đời sống nông dân cũng nâng cao.

*Ngoài Nghị quyết 120 thì bản Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 cũng rất được kỳ vọng chuyển đổi về mặt tư duy quản lý, tạo động lực thực sự cho ĐBSCL tiến lên. Nhận định của GS.TS về vấn đề này như thế nào? 

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng vừa tham vấn ý kiến của các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước… về bản quy hoạch tích hợp ĐBSCL. Tôi cho rằng, nếu làm theo quy hoạch tích hợp mới này sẽ có những thay đổi mới cho ĐBSCL. Bởi thực tế thời gian qua có nhiều bản đồ quy hoạch rất đẹp nhưng đã không vận dụng được. Giờ có quy hoạch tích hợp và cần những nông dân đổi mới làm theo quy trình "tử tế". Cùng đó, những nhà quy hoạch các ngành, lĩnh vực như: đầu tư, giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, giáo dục... phải cùng ngồi chung với nhau để bàn thảo sự tích hợp này. Doanh nghiệp cũng phải được đào tạo tử tế, để tìm hiểu thị trường xem thị hiếu của thị trường, mở thị trường là nhiệm vụ của họ. Có thị trường rồi, doanh nghiệp kéo nông dân vào. Nông dân thay đổi, các nhà quy hoạch thay đổi, nhà doanh nghiệp thay đổi, bán hàng trôi chảy, thuế đóng đủ, nông dân giàu hơn… ngân sách nhà nước cũng sẽ giàu hơn.

Tôi nghĩ rằng, nếu giữ khư khư làm cách cũ thì nông dân nghèo hoài. Nhưng mình có thể làm được sự thay đổi. Nếu qua kỳ Đại hội XIII này, chúng ta có được Chính phủ mạnh, sáng suốt trong làm kinh tế thì chúng ta sẽ thấy từ lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp, nhà truyền thông, nhà khoa học, nhà nông… cùng trên một con đường đổi mới tư duy, thì khi đó mới thực hiện được lời nói của Bác Hồ năm 1947: “Nông dân ta giàu thì đất nước ta mới giàu”.

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

*Cảm ơn những chia sẻ của GS.TS!

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

“Cởi trói” tư duy để làm nông nghiệp tử tế

Nội dung: GIA BẢO

Ảnh: GIA BẢO - MINH HUYỀN - ANH KHOA

Trình bày: LÊ PHI

Theo Baocantho

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
604
13286
9784996
Your IP: 18.221.187.121