banner

Ngành phân bón năm 2021: “Mưa thuận, gió hòa”

Năm 2021, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón được dự báo hồi phục trở lại và giá phân bón nội địa kỳ vọng sẽ tăng nhẹ theo giá thế giới tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận có thể giảm.

Nhóm ngành dẫn đầu hưởng "trái ngọt"

Trước tác động tiêu cực của thời tiết đến nông nghiệp Việt Nam, tiêu thụ phân bón cả nước năm 2020 ước đạt 9,73 triệu tấn, giảm 5,9% so với năm 2019. Trong đó, tiêu thụ phân NPK, Urê và DAP đều giảm mạnh, lần lượt giảm 200 nghìn tấn (-6% yoy), 180 nghìn tấn (-8% yoy) và 100 nghìn tấn (-10% yoy) và nhu cầu giảm chủ yếu tại khu vực miền Trung và Đông Nam Bộ.

Dù phải đối mặt với hai làn sóng dịch Covid-19 trên diện rộng nhưng với các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả từ Chính phủ, không có nhà máy sản xuất phân bón nội địa nào phải dừng hoạt động. Sản xuất phân bón nội địa tăng đáng kể, nguồn cung trong nước dồi dào. Xuất nhập khẩu phân bón cũng tăng bất chấp tình hình gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Ngược lại, nhu cầu tiêu thụ nội địa sụt giảm do ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến thời tiết cực đoan khiến giá bán các loại phân bón năm 2020 chịu áp lực lớn từ tình trạng dư cung tại thị trường trong nước.

Điểm tích cực đến từ tỷ suất lợi nhuận ngành cải thiện nhờ hưởng lợi từ sự sụt giảm giá nguyên liệu đầu vào. Nhóm doanh nghiệp phân đạm sử dụng khí thiên nhiên đầu vào (DPM, DCM) được hưởng lợi lớn từ sự sụt giảm giá dầu FO thế giới năm 2020.

Nhóm doanh nghiệp sản xuất NPK từ phân đơn hưởng lợi gián tiếp thông qua sự giảm giá các loại phân đơn đầu vào năm 2020 tuy nhiên phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và nhu cầu sụt giảm.

Từ năm 2015, việc chuyển phân bón về đối tượng không chịu thuế GTGT đã khiến tỷ suất lợi nhuận ngành phân bón có xu hướng giảm do thuế GTGT đầu vào bị tính vào giá vốn sản xuất. Chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón chưa được thay đổi trong năm 2020 cũng làm giảm lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa so với sản phẩm nhập khẩu trong vài năm trở lại đây.

Nhu cầu phân bón tăng năm 2021

Theo Chứng khoán FPTS, với tình hình thời tiết dự báo thuận lợi, giá nông sản ở mức cao, kỳ vọng sản xuất nông nghiệp phục hồi, triển vọng ngành Phân bón Việt Nam được đánh giá khả quan trong năm 2021 nhờ tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2021 dự báo hồi phục trở lại.

Theo dự báo, hiện tượng La Nina năm nay có thể kéo dài đến tháng 03/2021. La Nina kéo dài trong mùa khô, gây mưa nhiều hơn, kỳ vọng làm giảm tác động của hạn hán tại miền Trung, Tây Nguyên và xâm nhập mặn tại miền Nam.

Từ tháng 4-5/2021, trạng thái trung tính được dự báo duy trì trở lại, kỳ vọng mang lại thời tiết thuận lợi cho hầu hết các khu vực canh tác nông nghiệp trên cả nước, thúc đẩy nhu cầu chăm bón cho cây trồng, cải thiện tiêu thụ phân bón niên vụ 2020/21.

Theo AgroMonitor, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2021 dự kiến đạt ~10,3 triệu tấn, tăng 5,5% so với năm 2020. Tiêu thụ hầu hết các loại phân bón đều tăng, đặc biệt là phân DAP (+12% yoy), phân lân (+8,7% yoy) và phân NPK (+4,6% yoy). Tiêu thụ phân Urê dự báo ổn định (+0,5% yoy), phân Kali (+2,4% yoy) và phân bón khác (+10,3% yoy).

Năm 2021, dự kiến tổng nhu cầu phân bón tại ĐBSCL (khu vực tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước) sẽ hồi phục ~4 - 6% so với cùng kỳ, trong đó chủ yếu tăng tiêu thụ phân DAP, NPK và các chủng loại khác như phân lân, phân hữu cơ….

Thêm vào đó, giá phân bón nội địa năm 2021 kỳ vọng sẽ tăng nhẹ theo giá thế giới. Theo World Bank, giá phân bón thế giới như phân Urê, phân DAP, phân Kali dự báo tăng nhẹ trong năm 2021.

Mặt khác, FPTS cho rằng tỷ suất lợi nhuận ngành năm 2021 dự kiến giảm do ảnh hưởng từ mảng phân Urê. Giá khí đầu vào mảng Urê dự báo tăng tương ứng do được neo theo giá dầu FO thế giới có thể khiến tỷ suất lợi nhuận mảng phân Urê sụt giảm. Giá dầu thô brent và dầu FO năm 2021 dự kiến tăng lên mức 52,7 USD/thùng (+24,6% yoy) và 305 USD/tấn (+22,6% yoy).

Tỷ suất lợi nhuận mảng NPK kỳ vọng giảm nhẹ hơn do chịu tác động gián tiếp từ giá phân đơn nguyên liệu. Giá các loại phân đơn đầu vào dự báo tăng nhẹ trong năm 2021, trong khi giá phân NPK nội địa khá ổn định. Mảng DAP kỳ vọng có tỷ suất lợi nhuận tăng nhẹ do giá phân DAP năm 2021 dự báo tăng và nguyên liệu Apatit trong nước tự chủ được, có giá khá ổn định trong nhiều năm gần đây.

Ngoài ra, FPTS cũng lưu ý nhà đầu tư cần theo dõi chính sách thuế GTGT (chuyển từ diện không chịu thuế sang chịu thuế GTGT 5%) đối với mặt hàng phân bón nhiều khả năng tiếp tục được trình Quốc hội vào các kỳ họp tới trong năm 2021.

Nguồn:Vinanet

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
396
11210
9782920
Your IP: 18.117.182.179