banner

Thời điểm vàng để phân bón hữu cơ bứt tốc

Quy mô sản xuất, tư duy nhận thức của người dân đã thay đổi nên sản xuất phân bón hữu cơ trong thời gian tới chắc chắn sẽ phát triển mạnh.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Nhật Quang.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT). Ảnh: Nhật Quang.

Được biết, giữa Cục Bảo vệ thực vật và các doanh nghiệp có những ký kết về phát triển phân bón hữu cơ, vậy kết quả đạt được đến nay ra sao thưa ông?

Từ 2017 đến nay, từ khi Luật Trồng trọt cũng như các nghị định liên quan quản lý phân bón ra đời, đã có những chủ trương, định hướng rất quan trọng trong phát triển phân bón hữu cơ nói riêng và nông nghiệp hữu cơ nói chung.

Trong đó, những công nghệ mới trong sản xuất phân bón hữu cơ được áp dụng, chuyển đổi mạnh mẽ, hiện đã cơ bản đáp ứng được tiêu chí về chất lượng, bảo quản, vận chuyển và sử dụng theo quy mô công nghiệp.

Cụ thể, số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ trong danh mục tăng 6 lần so với 2017, hiện đạt khoảng 5.580 sản phẩm. Lượng sử dụng phân bón hữu cơ công nghiệp từ 0,8 - 1 triệu tấn/năm tăng lên 2,6 triệu tấn/năm. Ngoài ra, phân hữu cơ truyền thống cũng đạt trên 16 triệu tấn, tăng 2,6 lần so với trước 2017.

Bên cạnh đó, số lượng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ cũng tăng gấp 5 lần so với trước 2017 với 265 nhà máy.

Đặc biệt, Cục Bảo vệ thực vật đã báo cáo và tham mưu trình Bộ NN-PTNT xây dựng, phát triển chương trình phân bón hữu cơ từ năm 2017 và đã ký kết được với 28 doanh nghiệp, diện tích 6.800 ha trên nhiều loại cây trồng khác nhau.

Tất cả các cây trồng đều bám theo chương trình tái cơ cấu mà Chính phủ đã phê duyệt. Đây là chủ chương lớn mà Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT cùng các địa phương, doanh nghiệp đã ký kết và cam kết phát triển mạnh mẽ hơn nữa nông nghiệp hữu cơ trong thời gian tới.

Trong những năm qua, Nhà nước chủ yếu đầu tư vào xây dựng nhà máy phân bón vô cơ, hầu như không đầu tư xây dựng nhà máy hữu cơ, sao lại có sự mất cân đối này, thưa ông?

Nhu cầu sử dụng phân bón của người dân trong nhiều thập kỷ qua chủ yếu là vô cơ để đáp ứng được yêu cầu về năng suất, sản lượng do chúng ta thực hiện cuộc cách mạng từ nước thiếu ăn sang cường quốc xuất khẩu nông sản. Chính vì vậy, phân bón vô cơ luôn được ưu tiên số 1 trong thập kỷ qua cũng là điều dễ hiểu.

Hơn nữa, việc sản xuất phân bón vô cơ về đầu tư công nghệ, nhà máy, dây chuyền sản xuất về cơ bản đơn giản hơn phân bón hữu cơ cũng là lí do khiến phân vô cơ áp đảo phân hữu cơ.

Một vấn đề nữa, nguồn tài nguyên như khí đốt, than, quặng của nước ta cũng thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy sản xuất urê, DAP và phân lân.

Ngoài ra, sản xuất phân bón vô cơ, quy trình kiểm soát chất lượng, vận chuyển, bảo quản, đầu ra và cách sử dụng cũng dễ dàng hơn phân hữu cơ.

Tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta đã có sự chuyển mình rõ rệt trong chuyển đổi sản xuất phân bón hữu cơ, nhất là hành lang pháp lý.

Bên cạnh đó, quy mô sản xuất, tư duy nhận thức của người dân đã thay đổi nên sản xuất phân bón hữu cơ trong thời gian tới chắc chắn sẽ phát triển mạnh. Đây là "thời cơ vàng" cho các doanh nghiệp có sự đầu tư thích đáng và có giải pháp của riêng mình.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Cục Bảo vệ thực vật thăm dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ khoáng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nông nghiệp Thành Đô. Ảnh: Nguyên Huân.

Lãnh đạo Bộ NN-PTNT và Cục Bảo vệ thực vật thăm dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ khoáng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nông nghiệp Thành Đô. Ảnh: Nguyên Huân.

Vậy theo ông, Nhà nước cần những chính sách gì để hỗ trợ, khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất phân bón hữu cơ trong thời gian tới?

Quy định hệ thống pháp luật về quản lý phân bón đã được thay đổi rất mạnh trong những năm qua, là công cụ, hành lang pháp lý quan trọng giúp phân bón hữu cơ phát triển bền vững và đã được quy định cụ thể trong Điều 4 của luật Trồng trọt.

Về phía Cục Bảo vệ thực vật, cũng đã đồng hành và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón. Đây là văn bản quan trọng, thước đo đánh giá, công bố chuẩn xác về mặt chất lượng phân bón nói chung, trong đó có cả phân bón hữu cơ.

Đây là điều kiện quan trọng để minh bạch hóa về mặt chất lượng phân bón hữu cơ đối với các doanh nghiệp, từ đó tạo động lực cho các cơ sở, doanh nghiệp làm ăn chân chính và giảm thiểu các sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu.

Tuy nhiên, để phân bón hữu cơ nói riêng và nông nghiệp hữu cơ nói chung bứt tốc, cần giải pháp tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân trong vấn đề kinh doanh và sử dụng sản phẩm hữu cơ.

Hiện nay, theo mô hình chuyển đổi sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, nguyên liệu phế phụ phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi thủy hải sản có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ theo kết quả khảo sát hàng năm chúng ta có khoảng hơn 280 triệu tấn, nhưng ta chỉ khai thác được khoảng 17 triệu tấn/năm.

Như vậy, còn rất nhiều tiềm năng trong phát triển phân bón hữu cơ, ta cần thúc đẩy hơn nữa về chuyển đổi, chuyển giao các công nghệ mới để tận dụng tối đa các nguồn nguyên liệu này trong sản xuất phân bón hữu cơ.

Cục Bảo vệ thực vật đang đề xuất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhằm tiếp tục rà soát các chính sách liên qua đến vấn đề đầu tư, chuyển đổi, chuyển giao công nghệ giữa các tập đoàn lớn hoặc tiến bộ khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp, của các nhà nghiên cứu, của các nhà khoa học, của các viện để tiến hành triển khai, đẩy mạnh các sản phẩm phân bón hữu cơ tiên tiến, có hiệu quả ra thị trường.

Bên cạnh đó, phối hợp với các cơ quan chức năng, thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp gian dối, phân bón giả, phân bón làm nhái thương hiệu để giúp những doanh nghiệp làm ăn chân chính đưa được tới bà con nông dân những sản phẩm ưu việt nhất. Qua đó nâng cao niềm tin, gắn bó chặt chẽ giữa các đối tác trong một chuỗi sản xuất.

"Hiện nay, để đáp ứng được việc phát triển phân bón hữu cơ, không chỉ Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương mà các nhà khoa học cũng đang giúp cơ quan quản lý đánh giá rõ ràng nhu cầu dinh dưỡng từng loại cây trồng, từng chân đất, từng biện pháp canh tác, từng văn hóa vùng miền.

Từ đó, có các giải pháp về kỹ thuật trong vấn đề sử dụng phân bón hữu cơ, vật tư đầu vào tiết kiệm, hiệu quả để mang lại giá trị cao nhất cho người dân. Chính những động lực đó sẽ giúp cung cầu phân bón hữu cơ trong thời gian tới phát triển mạnh mẽ hơn".

(Ông Huỳnh Tấn Đạt).

Xin cảm ơn ông!

Nguyên Huân - Nhật Quang (Báo nongnghiep)

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
1257
61993
9764905
Your IP: 3.227.251.194