banner

Các nhà khoa học nói gì về vấn nạn 'lân đen'?

Trên thị trường đang xuất hiện loại 'lân đen' mà trong đó hàm lượng lân hữu hiệu (lân cây trồng hấp thu được) rất thấp, không đạt 16% hoặc không có, dễ gây hiểu lầm...

Chúng được các cơ sở nhỏ lẻ phối trộn supe lân với các phụ gia khác hoặc phối trộn với lân trắng có hàm lượng lân tổng số cao nhưng không có hàm lượng lân hữu hiệu. Tất cả các dạng này người dân thường gọi chung là "lân đen".

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tiến sĩ Cao Kỳ Sơn-chuyên gia về thổ nhưỡng, nông hóa cho biết ông có gửi hình ảnh một số bao “lân đen” cho cơ quan quản lý, sau khi kiểm tra sơ bộ trong hồ sơ thì thấy tên phân, nhãn hiệu, thông tin ghi trên bao bì không đúng với quyết định lưu hành. Như vậy các loại phân bón này có dấu hiệu vi phạm về chất lượng, nhãn mác, bao bì.

Tiến sĩ Cao Kỳ Sơn-chuyên gia về thổ nhưỡng, nông hóa. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tiến sĩ Cao Kỳ Sơn-chuyên gia về thổ nhưỡng, nông hóa. Ảnh: Dương Đình Tường.

“Chúng tôi khi họp đã từng đề nghị các công ty đặt tên phân bón theo đúng thành phần của nó. Ví dụ như loại phân có Ca, Mg và chỉ có 1,5% P2O5 hữu hiệu, tổng các vi lượng nhỏ hơn 1000 ppm thì không thể gọi là phân “Lân, Trung lượng +TE” được mà chỉ gọi là phân Trung lượng. Ở đây công ty đã đặt tên không đúng quy định, không hiểu sao vẫn được đăng ký sản xuất. Mặt khác trên bao bì chỉ nên ghi thành phần của sản phẩm mà không nên ghi thành phần của nguyên liệu để tránh hiểu nhầm cho người sử dụng. 

Tương tự như vậy, đối với Super canxi L trong thành phần không có lân chỉ có Ca, SiO2, Mg thì cũng chỉ được đặt tên là phân Trung lượng dù trong thành phần nguyên liệu có ghi là lân 18%P2O5. Đối với phân Lân vôi canxi magie thì trong thành phần chỉ có canxi, silic thì chỉ được đặt tên là phân Trung lượng Canxi silic, còn lân và Mg không có trong thành phần. Đối với phân N thì chỉ được đặt tên là phân N- Vi Lượng (Sắt) vì trong thành phần sản phẩm chỉ có sắt, mặc dù trong thành phần nguyên liệu có nhiều thứ khác. Theo Nghị định 111 thì trên bao bì không cần ghi thành phần nguyên liệu mà chỉ cần ghi thành phần của sản phẩm thương mại. Ở đây các công ty phân bón đã lách luật ghi thành phần nguyên liệu gây nên hiểu nhầm cho nông dân”.

Có hai dạng của phân lân chế biến là chế biến bằng axít sẽ được thành phẩm Supe lân (như Supe Lân Lâm Thao) và chế biến bằng cách dùng nhiệt độ cao (như lân nung chảy Văn Điển và Ninh Bình).

Tiến sĩ Bùi Huy Hiền - chuyên gia về thổ nhưỡng nông hóa. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tiến sĩ Bùi Huy Hiền - chuyên gia về thổ nhưỡng nông hóa. Ảnh: Dương Đình Tường.

Khi được xem những hình ảnh về “lân đen”, Tiến sĩ Bùi Huy Hiền chuyên gia về thổ nhưỡng nông hóa đã nhận xét: “Tôi có đọc bao bì của 3 loại phân Super canxi chỉ có canxi và silic, magie hàm lượng thấp chứ không có lân. Phân bón Lân, Trung lượng+ TE thì hàm lượng lân hữu hiệu chỉ 1,5%, thấp hơn rất nhiều so với supe lân đơn hoặc lân nung chảy trên 16%. Nông dân dễ hiểu lầm phân lân, trung lượng có hàm lương lân hữu hiệu 15% vì không có dấu phảy. Trong khi loại phân này được sản xuất từ nguyên liệu thành phần là Supe lân có hàm lượng 15%. Loại phân thứ ba là Lân Vôi Canxi- magie lại không có lân mà chỉ có 15 % canxi và 5% ô-xit silic chứ không phải ô-xit silic hữu hiệu. Với 3 loại phân bón trên nông dân rất bị nhầm lẫn”. 

 

Cũng theo Tiến sĩ Bùi Huy Hiền, về phân loại phân lân, nếu theo khả năng hoà tan của phân và khả năng đồng hoá lân của cây thì chia thành 2 nhóm:

Phân lân dễ tiêu: Chứa lân ở dạng H2PO4-  hoà tan trong nước, dễ được cây trồng sử dụng, ví dụ: Supe lân đơn, supe lân giàu và supe lân kép. Phân lân ở dạng HPO42- ít hoà tan trong nước nhưng hoà tan trong axit yếu nên cũng dễ tiêu với cây như: lân nung chảy, phân xỉ lò Tomas, phân lân prexipilat.

Phân lân khó tiêu: Là các dạng phân lân có chứa lân ở dạng PO43- không hoà tan trong nước và axit yếu nên rất khó tiêu đối với cây trồng như apatit, photphorit, phân lèn, bột xương. Nếu theo dạng sử dụng và phương pháp chế biến chia thành 2 nhóm: Phân lân tự nhiên là các loại phân lân được khai thác từ các nguồn có sẵn trong tự nhiên như apatit, photphorit, phân lèn, bột xương. Các dạng phân lân thiên nhiên chỉ được dùng để bón lót cho cây trồng và nên bón lót sớm vào đất trong quá trình làm đất, nhằm tạo điều kiện cho quá trình chuyển hoá từ lân khó tiêu thành lân dễ tiêu. Đây là các dạng phân lân rất thích hợp cho việc bón phân cải tạo đất.

Phân lân chế biến gồm chế biến bằng axít: Supe lân (như Supe Lân Lâm Thao) là dạng phân lân thuộc nhóm phân lân chế biến bằng axit. Đây là loại phân bón vừa chứa lân vừa chứa lưu huỳnh đều ở dạng rất dễ tiêu đối với cây. Phân có độ chua hoá học nhưng cũng chứa lượng khá lớn CaO nên tự có tác dụng khử chua.

Đặc điểm sử dụng Supe lân sử dụng tốt nhất trên đất trung tính, nếu bón cho đất quá chua thì phải bón vôi trước để trung  hoà độ chua của đất tới khoảng pH = 6,5 thì phân mới phát huy được hiệu quả. Supe lân có thể dùng để bón lót, bón thúc. Do phân có chứa lân ở dạng hoà tan trong nước nên supe lân là loại phân lân duy nhất có thể dùng để bón thúc. Đối với đất trồng màu nên dùng supe lân viên. Đối với đất trồng lúa thì supe lân viên và bột có hiệu quả như nhau. Phân Supe lân chỉ có hiệu quả khi bón cho đất có đủ đạm hoặc được kết hợp cân đối với phân đạm.

Ngoài ra còn có dạng phân lân chế biến bằng cách dùng nhiệt độ cao (ở Việt Nam dạng phân này do 2 công ty phân lân nung chảy Văn Điển và Ninh Bình sản xuất). Đặc điểm sử dụng, đây là các dạng phân lân thích hợp nhất cho cây trồng trên đất chua hay cây trồng có phản ứng xấu với độ chua do tính kiềm và khả năng cải tạo độ chua đất của phân. Phân cũng rất thích hợp cho các loại đất bạc màu, đất trũng, đất đồi chua có pH <5,0.  

Đây là dạng phân lân thích hợp cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các cây có nhu cầu Mg, Si, Ca cao. Để đảm bảo hiệu quả dạng phân này cũng chỉ nên dùng để bón lót cho cây (do chứa dinh dưỡng không hoà tan trong nước). Khi bón cho cây trồng cạn cần bón theo hàng, theo hốc, bón càng gần rễ càng tốt nhằm tạo điều kiện cho cây hút lân được tốt hơn.

Do phân có phản ứng kiềm, cần tránh trộn phân lân nung chảy với phân đạm amôn và có thể làm mất đạm ở dạng NH3. Cũng không nên dùng phân lân nung chảy để ủ với phân hữu cơ vì có thể làm mất đạm vô cơ trong quá trình phân giải. Như vậy về phân loại thì không hề có loại phân “lân đen”.

Dương Đình Tường - Báo nongnghiep

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
586
5704
9777414
Your IP: 18.216.32.116