banner

Giá phân bón tăng chóng mặt: Doanh nghiệp sốt sắng, nông dân như “ngồi trên lửa”

Giá các loại phân bón đang tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm 2021 và khả năng tiếp tục tăng "nóng" trong thời gian tới khi giá nguyên liệu đầu vào và nhu cầu sử dụng tăng cao cho vụ mùa hè - thu sắp đến.

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tích cực tìm giải pháp "bình ổn" giá, nhằm hỗ trợ nông dân cũng như ngành sản xuất nông nghiệp…

Ông Trần Minh Phi, nông dân tại xã Đông Thạnh (Cần Giuộc, Long An), cho hay, giá phân bón tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp trên địa bàn đang tăng "chóng mặt" vài tuần trở lại đây. 

Theo ông Phi, giá phân bón ure thời điểm đầu năm 2021 dao động từ 365.000 - 367.000 đồng/bao (bao 50kg), đến thời điểm giáp Tết Nguyên đán (tầm 20 tháng Chạp) tăng lên 450.000 - 460.000 đồng/bao và hiện tại, một bao phân ure 50kg được bán với giá trên dưới 500.000 đồng/bao.

Giá phân bón tăng nóng: Doanh nghiệp sốt sắng, nông dân như “ngồi trên lửa” - Ảnh 1.

Công nhân tại nhà máy sản xuất Đạm Phú Mỹ trong giờ làm việc. Ảnh: A.P

Dự báo của Agromonitor, tổng nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2021 có thể đạt 10,3 triệu tấn, tăng 5,5%. Tiêu thụ hầu hết các loại phân bón đều tăng như DAP tăng 12%, lân tăng 9%, NPK tăng 5%, riêng urê dự kiến ổn định tăng 0,5%...

"Vụ hè - thu sắp tới cũng là vụ cần sử dụng nhiều phân bón nhất trong năm, trong tình hình giá phân bón tăng mỗi ngày thế này, chắc tôi phải bán lúa gấp để mua trữ phân bón"- ông Phi lo lắng.

Giá tăng chóng mặt

Theo tìm hiểu của PV NTNN, giá các loại phân bón như ure, kali, NPK, DAP… ở các khu vực ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên từ đầu năm đến nay đã tăng khoảng 20-30% so với thời điểm đầu năm, có loại (DAP nhập khẩu) đã tăng gần 50%.

Chẳng hạn, giá bán ra phân ure tại đại lý dao động từ 9.400 - 9.500 đồng/kg, tương đương 475.000 đồng/bao (50kg); phân NPK khoảng 11.000 đồng/kg, tương đương 550.000 đồng/bao. 

Trong khi đó, với phân DAP, do phải chịu áp thuế tự vệ nên mức giá tăng mạnh, dao động từ 13.000 - 15.500 đồng/kg tùy nguồn gốc sản xuất. DAP trong nước có mức giá khoảng 13.000 đồng/kg, tương đương 650.000 đồng/bao. DAP Korea và DAP Philippines giá bán khoảng 15.500 đồng/kg, tức 775.000 đồng/bao.

Ông Nguyễn Văn Phú, đại lý vật tư nông nghiệp ở Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) cho hay, hiện nhiều nhà vườn ở địa phương đang có nhu cầu sử dụng DAP nhưng rất khan hàng, đặc biệt là hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, Philippines, Trung Quốc… 

"Có nhà vườn đặt khoảng 3-4 tấn phân DAP Korea, chấp nhận mức giá cao để mua nhưng cũng không đủ hàng bán. Hỏi các đơn vị phân phối thì được biết tình trạng thiếu này xảy ra trên toàn quốc do dịch Covid-19 không nhập khẩu được"-ông Phú nói.

Giá phân bón tăng nóng: Doanh nghiệp sốt sắng, nông dân như “ngồi  trên lửa” - Ảnh 3.

"Trong cơn sốt giá phân bón như hiện nay, DCM đang cố gắng chủ động truyền thông về giá bán và nguồn hàng, để cho bà con thấy rằng nguồn cung trong nước chuẩn bị cho vụ tới đầy đủ nên không việc gì phải mua phân về tích trữ trong nhà".

Bà Nguyễn Thị Hiền

Đại diện Công ty Phân bón Cà Mau, nhận định, nguyên nhân khiến giá phân bón tăng mạnh trong thời gian gần đây là do 2 nguyên nhân: Giá phân bón thế giới tăng mạnh và nguồn cung bị hạn chế, trong khi nhu cầu sản xuất lương thực lại tăng vọt. 

Chính vì giá lương thực đang tăng cao dẫn đến nhu cầu phân bón tăng mạnh để thúc đẩy sản xuất lương thực. Thêm vào đó, nguồn cung phân bón tại Trung Quốc đang giảm do các nhà máy phân bón ở Tây Nam Trung Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt năm 2020.

 

Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, với công suất thiết kế 2,7 triệu tấn, Việt Nam hoàn toàn có thể tự chủ được về urê nhưng các loại phân bón khác như DAP, NPK, kali… sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu nên vẫn phải nhập khẩu, tuy nhiên, từ đầu năm đến nay nguồn phân bón nhập khẩu cũng bị suy giảm mạnh so với cùng kỳ.

Tìm cách cứu mình và hỗ trợ nông dân

Mới đây, các doanh nghiệp nhập khẩu đã có văn bản đề nghị Thủ tướng và Bộ Công Thương vào cuộc bình ổn thị trường, tạm ngưng áp thuế tự vệ với phân DAP nhập khẩu, giảm các thủ tục cho doanh nghiệp.

Theo tìm hiểu, các biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP/MAP nhập khẩu được áp dụng từ 7/3/2018, có hiệu lực 2 năm. Đến tháng 3/2020, Bộ Công Thương đã quyết định gia hạn mức thuế tự vệ trên 1 triệu đồng/tấn cho đến 9/2022 thì mới trở về 0.

Ông Phùng Hà - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, xác nhận: "Hiện nay, kiến nghị của các DN đang được Cục Phòng vệ Thương mại chịu trách nhiệm xử lý, hiện đơn vị này đang lấy ý kiến các bên, soát xét lại các số liệu chứ chưa có quyết định cuối cùng".

Một chuyên gia trong ngành phân bón thì lo ngại, trong bối cảnh giá phân bón tăng mạnh, nhưng vẫn thấp hơn giá thế giới thì có khả năng nguồn DAP "chảy" ra nước ngoài. 

Vị này cũng lo ngại, khi giá phân bón tăng cao, sẽ là cơ hội để nảy sinh tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, gây thiệt hại cho nông dân và cả ngành nông nghiệp.

Trước tình trạng giá phân bón tăng cao, nhiều DN phân bón uy tín trong nước đã "sốt sắng" đề ra các giải pháp hỗ trợ người nông dân.

Tại Công ty Phân bón Cà Mau, bà Nguyễn Thị Hiền - Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết: "Hiện nay giá phân ure nhập khẩu về tới cảng Việt Nam khoảng 9.300 đồng/kg, cộng với thuế, phí lên khoảng 10.000 đồng/kg, nhưng DCM đang cố gắng kiềm chế ở mức dưới 8.500 đồng/kg, thấp hơn giá thế giới 1.500 đồng/kg".

Về các giải pháp hỗ trợ thêm cho bà con nông dân, đại diện doanh nghiệp này cho biết, nhà máy phân bón Cà Mau luôn chuẩn bị đủ lượng hàng để cung cấp cho mùa vụ sắp tới, để điều tiết nhịp độ cung cầu, ổn định lại giá cả thị trường. 

Tiếp đến, Đạm Cà Mau đang có hai chương trình song song, thứ nhất là chương trình định kỳ, đó là trong các sản phẩm phân bón, doanh nghiệp này cũng có các phiếu quà tặng trị giá 50.000 đồng, 100.000 đồng và 200.000 đồng với tỷ lệ khá cao, góp phần giảm chi phí đầu vào cho nông dân.

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cũng cho biết, dù giá phân bón tăng mạnh thời gian gần đây nhưng trong tháng 1, tháng 2 và cả đầu tháng 3 này, phân bón Bình Điền vẫn giữ mức giá ổn định. Đồng thời, Bình Điền cũng thường xuyên tổ chức các chương trình canh tác để hướng dẫn bà con làm nông nghiệp hiệu quả hơn.

Quốc hải - Danviet

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
116
14930
9786640
Your IP: 3.146.152.99