banner

Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hướng đi đúng để đột phá tham gia chuỗi giá trị toàn cầu
Trên cơ sở lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên và xác định cây trồng, vật nuôi có lợi thế tiềm năng, tỉnh Lâm Đồng xác định nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) là một trong những khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương từ năm 2004. Tiếp tục phát huy chương trình NNƯDCNC tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2004 -2010, Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành Nghị quyết 05/ NQ-TU về tiếp tục đẩy mạnh chương trình NNƯDCNC giai đoạn 2011 - 2015 nhằm đưa ra những định hướng lớn cho nông dân và doanh nghiệp về NNƯDCNC.
 
TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thăm mô hình du lịch canh nông dâu tây
TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thăm mô hình du lịch canh nông dâu tây
Trong những năm qua, với tinh thần quyết tâm cao của hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và bà con nông dân, chương trình NNƯDCNC tỉnh Lâm Đồng đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tăng trưởng kinh tế cao, tạo đột phá trong xây dựng nông thôn mới; xóa đói giảm nghèo và chủ động hội nhập quốc tế. 
 
Tỉnh luôn đầu tư chiều sâu trong công tác chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao là một trong những khâu đột phá để phát triển NNƯDCNC; đã nghiên cứu, khảo nghiệm, phục tráng, di nhập trên 25 giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao. Trên địa bàn có 60 cơ sở nuôi cấy mô thực vật sản xuất trên 64 triệu cây giống invitro và trên 200 vườn ươm sản xuất trên 2 tỷ cây giống thương phẩm rau, hoa và 5 triệu cây giống cây công nghiệp và cây ăn quả để phục vụ sản xuất và xuất khẩu; nhập nội nghiên cứu thành công một số giống cây trồng, vật nuôi mới phát huy hiệu quả cao trong sản xuất.
 
Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thương hiệu luôn được tỉnh quan tâm; đã tổ chức thực hiện trên 45 đề tài, dự án nghiên cứu phục vụ NNƯDCNC...
 
Một thành công lớn trong thực tiễn là các doanh nghiệp đã đầu tư, lựa chọn công nghệ, thiết bị phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái và đối tượng cây trồng, vật nuôi; xây dựng các quy trình canh tác theo tiêu chuẩn - quy chuẩn sản xuất NNƯDCNC. Hàng loạt các công nghệ tiên tiến trên thế giới được tiếp cận và áp dụng vào thực tiễn sản xuất có hiệu quả, đã tạo đột phá để chất lượng nông sản ngày càng được cải thiện, một số sản phẩm đạt tiêu chuẩn ngang với một số nước tiên tiến, tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước, một số sản phẩm đã xuất khẩu ra thị trường thế giới; nhiều nông sản của Lâm Đồng đã xây dựng được thương hiệu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường.
 
Trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung, Lâm Đồng nói riêng vừa có nhiều cơ hội, song cũng có nhiều thách thức đan xen  nhưng chúng ta vẫn phải tìm ra những thế mạnh để mở đường cho ngành nông nghiệp cất cánh, hội nhập quốc tế; do đó cần cuộc cách mạng trong nông nghiệp, lấy nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm khâu đột phá để nông sản Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Đây là yêu cầu tất yếu trong điều kiện biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế; cần tiếp tục đẩy mạnh việc áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là các khâu chăm sóc và thu hoạch nhằm giảm giá thành sản xuất.Tỉnh luôn tập trung chỉ đạo sản xuất quyết liệt tùy theo điều kiện thực tiễn về điều kiện sinh thái, lực lượng sản xuất, lợi thế cây trồng vật nuôi, tùy vào sự sẵn sàng và năng động của doanh nghiệp và nông dân của từng địa phương mà có các giải pháp phù hợp cho sản xuất NNƯDCNC. Đến nay, toàn tỉnh Lâm Đồng đã và đang triển khai quy hoạch một khu nông nghiệp ứng dụng CNC, một khu công nghiệp nông nghiệp, 7 khu nông nghiệp công nghệ cao tập trung và 19 vùng NNƯDCNC cho các cây trồng, vật nuôi để triển khai thực hiện. Đây là một trong những nội dung cực kỳ quan trọng tạo đột phá cho ngành nông nghiệp Lâm Đồng tiếp cận trình độ của thế giới. Toàn tỉnh có khoảng 51.799 ha đất canh tác sản xuất ứng dụng công nghệ cao, chiếm 20% diện tích đất canh tác, có 9 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao (chiếm 31% so cả nước); nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ hiện đại tiệm cận nông nghiệp thông minh 4.0. Toàn tỉnh có 19 nông sản được công nhận nhãn hiệu chứng nhận, đặc biệt tỉnh đã xây dựng và phát triển thương hiệu: Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành với nguồn ngân sách đầu tư khoảng 11 tỷ đồng (đây là thương hiệu nông sản có giá trị đầu tư lớn nhất Việt Nam hiện nay). Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 30% so với doanh thu. Giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích năm 2017 đạt bình quân trên 158 triệu đồng/ha/năm, trong đó có khoảng 15.000 ha đạt từ 250-500 triệu đồng/ha/năm, khoảng 12.000 ha đạt từ 500 triệu - 1,0 tỷ đồng/ha/năm; 1.500 ha đạt từ 1-2 tỷ đồng/ha/năm. Đặc biệt diện tích rau thủy canh doanh thu đạt 8,0 tỷ đồng/ ha/ năm; lan Vũ Nữ doanh thu đạt 5 tỷ đồng/ ha/năm; lan Hồ Điệp doanh thu đạt 8-10 tỷ đồng/ha/năm và cá nước lạnh doanh thu đạt 4,5 tỷ đồng/ha/năm. 
 
Trên địa bàn Lâm Đồng hiện có trên 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh rau, hoa, cà phê, chè, cá nước lạnh và chăn nuôi bò sữa, tạo sự liên kết với nông dân sản xuất chuỗi, quan hệ sản xuất được đổi mới phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế. Hình thành chuỗi giá trị nông sản tham gia thị trường trong và ngoài nước hiệu quả, tạo đột phá các chuỗi liên kết ngày càng phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại nông sản của địa phương; khai thác giá trị tổng hợp của ngành nông nghiệp, đặc biệt là du lịch canh nông.
 
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 575/QĐ-TTg ngày 4 tháng 5 năm 2015 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó Lâm Đồng có Dự án Khu NNƯDCNC là 1/10 khu NNƯDCNC quốc gia và 5 loại cây, con xây dựng vùng NNCNC. Tỉnh Lâm Đồng đã xây dựng thương hiệu nông sản; đến nay Lâm Đồng đã có 19 sản phẩm được đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu, trong đó có 8 nhãn hiệu được cấp chứng nhận và 9 nhãn hiệu tập thể. Hầu hết các thương hiệu nông sản Lâm Đồng có thương hiệu mạnh như: rau Đà Lạt, hoa Đà Lạt, trà B’Lao, cà phê Di Linh, cà phê Arabica Langbiang, cá nước lạnh Đà Lạt, tơ tằm Bảo Lộc... Toàn tỉnh có 200 tổ chức và hộ nông dân được cấp chứng nhận sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, Organic với quy mô trên 2.000 ha nhằm đáp ứng rau an toàn và hoa chất lượng cao… Trong thời gian qua, tỉnh đã thu hút được 67 doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực NNƯDCNC với tổng số vốn 4.640 tỷ đồng (chiếm 35,26% nguồn lực thực hiện), bên cạnh dự án đầu tư trong nước, việc thu hút các dự án FDI luôn được đầu tư, thu hút hiệu quả. 
 
Từ thực hiện chương trình NNƯDCNC đã góp phần tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2017, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển: GRDP tăng 8,16%; GRDP bình quân đầu người đạt 54,2 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 6.078 tỷ đồng; tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 552 triệu USD; thu hút 5,9 triệu lượt khách du lịch; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,32%; cơ cấu kinh tế: ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ lệ 46,8%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ 17,6%, ngành dịch vụ chiếm tỷ lệ 35,6%, hiện toàn tỉnh có 76 xã và một huyện nông thôn mới, đây là cơ sở quan trọng để Lâm Đồng phấn đấu đạt tỉnh nông thôn mới vào năm 2020.
 
Từ những kết quả đạt được nêu trên có thể khẳng định rằng chương trình phát triển NNƯDCNC của tỉnh Lâm Đồng là hướng đi đúng, trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao phù hợp; chủ động sản xuất trong điều kiện ứng phó biến đổi khí hậu: sản xuất nông sản có chứng nhận; sản xuất theo chuỗi giá trị; xây dựng và phát triển thương hiệu; vệ sinh an toàn thực phẩm và giá thành nông sản phù hợp là mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập quốc tế, tham gia chuỗi nông sản toàn cầu. 
 
Trong giai đoạn tới, Việt Nam thực hiện đầy đủ các cam kết các hiệp định thương mại tự do, tham gia cộng đồng ASEAN, thực hiện các quy định của WTO và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương - CPTPP,... hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, vì vậy cần phải tận dụng thời cơ để nỗ lực vượt qua thách thức trong quá trình hội nhập. Trong bối cảnh đó, tỉnh Lâm Đồng tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết với một số giải pháp cơ bản như sau:
 
1. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và các quy hoạch chuyên ngành theo hướng tiếp cận đa ngành. 
 
2. Tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại các vùng theo quy hoạch trên cơ sở lấy khoa học công nghệ làm khâu đột phá; thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua các nguồn vốn ODA, vốn đầu tư FDI để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, mở rộng hình thức hợp tác công tư; đồng thời chủ động lựa chọn và áp dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới theo phương thức đi tắt, đón đầu để ngành nông nghiệp Lâm Đồng phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững, trở thành một trong những trung tâm nông nghiệp khu vực Đông Nam Á...
 
3. Song song với việc đào tạo các chuyên gia đầu ngành, đào tạo các nhà quản trị giỏi của ngành nông nghiệp; cần tiếp tục thực hiện mô hình đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, tay nghề cho nông dân theo hình thức vừa học vừa làm tại các nước có nền nông nghiệp tiên tiến; phát triển các mô hình hợp tác xã kiểu mới, liên kết sản xuất giữa nông dân - hợp tác xã - doanh nghiệp, hình thành chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn với sự tham gia của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp lớn trong nước và người nông dân là chủ thể trực tiếp thực hiện.
 
4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn, chất lượng, là cơ sở để phát triển thị trường xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
 
Trên cơ sở thực hiện thành công chương trình NNƯDCNC giai đoạn 2004 -2015, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-TU về phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2016 -2020 và định hướng 2025; với những chính sách rất cụ thể nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân huy động các nguồn lực nhằm tạo đột phá trong nông nghiệp thông minh. Trong đó đặt ra yêu cầu cao hơn để phát triển kinh tế song phải chú trọng môi trường. Đồng thời, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng ban hành Quyết định số 740/QĐ-UBND về Đề án hỗ  trợ khởi nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, cùng đó kèm theo các chính sách hỗ  trợ khởi nghiệp nói chung, trong đó có khởi nghiệp nông nghiệp thông minh nói riêng.. Với những chính sách sát thực tế và phát huy mọi nguồn lực, chúng tôi hy vọng tỉnh Lâm Đồng sẽ có nhiều trang trại/doanh nghiệp nông nghiệp thông minh 4.0 vào năm 2019.
 
Tiến sỹ PHẠM S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh
(theo LĐ online)

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
462
4027
9804770
Your IP: 3.144.140.151