banner

Thay đổi công nghệ là then chốt cho công nghiệp chế biến
Với vị thế một tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao thuộc nhóm hàng đầu trong cả nước, Lâm Ðồng có vùng nguyên liệu dồi dào phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản. Tuy nhiên, công nghiệp chế biến tại Lâm Ðồng phải làm gì để phát huy tiềm năng và đó chính là mục tiêu của đề tài “Ðánh giá trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Ðồng” vừa được thực hiện. 
 
Chế biến rau tại Công ty Tượng Sơn, Đức Trọng. Ảnh: D.Quỳnh
Chế biến rau tại Công ty Tượng Sơn, Đức Trọng. Ảnh: D.Quỳnh
 
Thạc sỹ Nguyễn Vinh Dự, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh, chủ nhiệm đề tài cho biết, mục tiêu của nhóm nghiên cứu là đánh giá trình độ công nghệ sản xuất các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến nông sản và toàn ngành chế biến nông sản của tỉnh Lâm Đồng. Qua đó, cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp có cơ sở nhằm định hướng chiến lược đầu tư phát triển công nghệ một cách khoa học và hợp lý.
 
Tính đến năm 2018, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 1.653 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản các loại như: rau, chè, cà phê, điều,... Trong đó, có 910 cơ sở sơ chế, chế biến rau; 149 cơ sở chế biến chè; 326 cơ sở sơ chế, chế biến cà phê; 4 cơ sở chế biến điều; 5 cơ sở chế biến quả; 37 cơ sở chế biến Actisô; 222 cơ sở chế biến thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt, sữa, mật ong, nem, chả,...); 3 cơ sở chế biến rượu vang quy mô công nghiệp; trong đó có 1 nhà máy có công nghệ hiện đại với sản lượng 5 triệu lít/năm.
 
Riêng lĩnh vực chế biến cà phê, các nhà máy, cơ sở chế biến cà phê trên địa bàn tỉnh có công suất chế biến cà phê nhân từ 280.000 - 300.000 tấn/năm, chế biến cà phê bột khoảng 1.650 tấn/năm. Sản xuất cà phê đã tạo việc làm và ổn định đời sống cho hàng trăm ngàn hộ nông dân và người lao động trên địa bàn.
 
Số cơ sở nhiều nhưng số lượng doanh nghiệp (DN) đang hoạt động trong ngành chế biến nông sản tỉnh Lâm Đồng gồm 343 DN. Nhóm nghiên cứu đã chọn 157 DN tham gia khảo sát gồm các DN chế biến chè, cà phê, rau, hoa, sữa, thịt và các nông sản khác. Một điều dễ nhận thấy là các DN của Lâm Đồng chủ yếu là DN nhỏ và vừa với 131 DN, chỉ có 2 doanh nghiệp lớn cho thấy quy mô công nghiệp chế biến của Lâm Đồng còn rất hạn chế. 
 
Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu cho thấy công nghệ chế biến nông sản của các DN Lâm Đồng còn lạc hậu, chưa chú trọng đổi mới công nghệ nên các sản phẩm nông sản chủ yếu là chế biến thô, đơn giản; sản phẩm chất lượng thấp chiếm tỷ trọng lớn, nhiều sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm; giá thành sản xuất cao, giá bán thấp. Ngành chế biến nông sản chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao giá trị gia tăng cao, nhưng việc sử dụng phế phụ phẩm chưa được quan tâm đúng mức; công nghiệp hỗ trợ để hoàn thiện sản phẩm chưa phát triển; thông tin và định hướng thị trường còn nhiều bất cập; thương mại và hạ tầng thương mại sản phẩm kém, chưa đủ tầm để chủ động giao dịch trên thị trường khu vực và thế giới. Cụ thể, trình độ công nghệ lạc hậu có 4 DN, trình độ công nghệ trung bình có 105 DN, trình độ công nghệ trung bình - tiên tiến có 48 DN. 
 
Ðáng lưu ý là không có DN nào đạt trình độ công nghệ tiên tiến. Ðây là khó khăn vô cùng lớn vì không có trình độ công nghệ tiên tiến, sản phẩm của DN sẽ không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
 
Trên thực tế, từ các nguồn kinh phí, Lâm Đồng đã hỗ trợ DN thay đổi công nghệ cũng như ứng dụng các hệ thống quản lý và công cụ cải tiến năng suất như ISO 9001, ISO 22000, HACCP, ESSC22000, Hald 5S, Kaizen, QR code… đã giúp các DN nâng cao các chỉ số về năng suất, chất lượng. Tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn để các DN vươn lên thay đổi công nghệ, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp Lâm Đồng. 
 
Qua quá trình nghiên cứu, Đề tài đã đánh giá khá sát tình hình thực tiễn về công nghệ của các DN chế biến nông sản Lâm Đồng và đưa ra nhiều khuyến cáo để các DN cũng như cơ quan quản lý áp dụng. Đó là cần tạo kênh cung cấp thông tin về thiết bị công nghệ và thị trường sản phẩm đáng tin cậy và kịp thời. Cần điều chỉnh giá điện, nước, xăng dầu hợp lý để DN ổn định sản xuất. Doanh nghiệp muốn thay đổi công nghệ rất cần vốn đầu tư nên cần hỗ trợ tiếp cận nguồn quỹ hỗ trợ của Trung ương và địa phương, đơn giản hóa điều kiện và thủ tục vay vốn để DN dễ tiếp cận vốn vay. Về cơ sở hạ tầng như đường sá cần phát triển để thuận tiện cho việc lưu thông hàng hóa. Cần có chế độ ưu đãi về thuế XNK để hỗ trợ DN trong nước có được lợi thế cạnh tranh về giá. Đặc biệt, cần cải cách các thủ tục hành chính như thuế, hải quan, kiểm tra… để doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động.
 
DIỆP QUỲNH - Báo Lâmđồng

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
554
15368
9787078
Your IP: 3.149.233.72