banner

Cục BVTV soạn thảo NĐ mới về phân bón: Lợi ích nhóm, “tham nhũng” từ trong… dự thảo

Cục Bảo vệ thực vật vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định mới về quản lý phân bón (sẽ thay thế cho Nghị định 202 trước đây) để lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân. Ngay sau khi dự thảo này được ban hành, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã chỉ ra hàng loạt các thủ tục rườm rà nặng về quản lý theo kiểu hành chính, thậm chí có những chỗ quy định, “cốt” để tạo điều kiện cho tham nhũng, tiêu cực.

Câu chuyện, các Bộ, ngành bên hành pháp được Quốc hội giao soạn thảo luật để trình Quốc hội thông qua, từ lâu đã được nhắc đến với những lo ngại về việc, các đơn vị soạn thảo sẽ “thòng” những điều có lợi cho ngành của mình quản lý sau này. Kế đến là chuyện xây dựng các văn bản dưới luật để thi hành luật đó như các Thông tư, Nghị định hướng dẫn…

Đây chính là nguồn gốc sinh ra các “giấy phép con” và “giấy phép con” này do ai cấp, đó chính là các Cục quản lý chuyên ngành được toàn quyền cấp và…

Quy định lằng nhằng để... hành doanh nghiệp

Quay trở lại câu chuyện về việc Cục Bảo vệ thực vật soạn thảo dự thảo Nghị định mới về quản lý phân bón, VCCI đã chỉ ra hàng loạt các “nghi vấn” đằng sau. Cụ thể, theo VCCI, dự thảo quy định rất nhiều các thủ tục hành chính nhưng lại chưa đáp ứng được các yêu cầu của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP. 

Đặc biệt, tại quy định về các hồ sơ yêu cầu bản dịch, VCCI đã chỉ thẳng ra rằng: Một số thủ tục hành chính của dự thảo yêu cầu doanh nghiệp phải nộp tài liệu bản dịch ra tiếng Việt “có xác nhận của cơ quan dịch thuật”. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, hiện có tình trạng một số cơ quan nhà nước khi yêu cầu doanh nghiệp nộp bản dịch hồ sơ sau đó từ chối hoặc chậm làm thủ tục bởi lý do bản dịch chưa chuẩn. Điều này khiến các doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, mất thời gian, thậm chí còn là cơ hội cho tham nhũng tiêu cực.

Chưa hết, hàng loạt các quy định khác như về nộp hồ sơ, đăng ký sản xuất, kinh doanh, buôn bán…, trong dự thảo này cũng đưa ra hàng “đống” các thủ tục giấy tờ rườm rà, hồ sơ chồng chéo, thời gian cấp phép kéo dài.

Đơn cử như đối với thời hạn xem xét tính đầy đủ của hồ sơ, VCCI chỉ rõ: Tất cả các thủ tục hành chính của dự thảo hiện đều đang để thời gian xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ là 3 ngày. So sánh với nhiều thủ tục hành chính trong các lĩnh vực khác thì thời gian này là quá dài. Nhiều thủ tục hành chính khác yêu cầu cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải trả lời về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ ngay khi nộp hồ sơ trực tiếp, hoặc chỉ trong 1 ngày khi nộp hồ sơ qua bưu chính và trực tuyến.

Về điều này, có thể khẳng định, Cục Bảo vệ thực vật đang đi ngược lại với tinh thần chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, đó là cần điều hành trên hệ thống điện tử, rút ngắn thủ tục hành chính cho người dân.

Kéo dài thời gian chờ thẩm định, cấp phép để làm gì?

Trong khi đó, theo VCCI, về thời hạn thực hiện thủ tục hành chính: Dự thảo quy định rất nhiều thời hạn làm thủ tục hành chính nhưng lại không đầy đủ. Ví dụ, Điều 4.3 của Dự thảo chỉ quy định thời hạn từ khi “nhận đủ hồ sơ hợp lệ” đến khi “tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ”, nhưng lại chưa quy định thời gian “thẩm định đánh giá hồ sơ” mất bao lâu, cũng chưa có quy định từ khi “thẩm định đánh giá hồ sơ” cho đến khi ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành là bao lâu?.

 Đây là một lỗ hổng pháp lý có thể khiến cơ quan thực hiện thủ tục hành chính kéo dài thời gian mãi mãi.

“Nhiều thủ tục hành chính khác trong Dự thảo cũng đang có vấn đề tương tự, tức là chỉ quy định thời hạn từ khi nhận hồ sơ hợp lệ đến khi tổ chức đánh giá, thẩm định, kiểm tra, nhưng lại không có quy định thời hạn từ khi tổ chức đánh giá, thẩm định, kiểm tra đến khi trả lời thủ tục hành chính”- bản góp ý của VCCI nêu rõ.

Qua đây, dư luận có thể đặt hàng loạt câu hỏi nghi vấn về bản dự thảo này, trong đó cơ quan chủ trì soạn thảo là Cục Bảo vệ thực vật toàn quy định những điều “có lợi” cho cơ quan quản lý, cấp phép, đó là chính mình. Soi chiếu lại các điều trong dự thảo như về thời hạn đánh giá, thẩm định có thể thấy, đơn vị soạn thảo đã “nới” hay nói đúng ra là “ngầm” tạo ra một điều kiện để “hành” doanh nghiệp. Theo đó, ông nào muốn nhanh, thì phải thế nọ, thế kia, còn không thì cứ… đợi đấy.

Lợi ích nhóm, tham nhũng chính sách, nói cho đơn giản: Không ở đấy, thì còn ở đâu ra?.

Nguyên Linh - Trangtraiviet

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
928
15742
9787452
Your IP: 3.144.28.50