banner

Đưa gói kỹ thuật đồng bộ vào chương trình Canh tác lúa thông minh

Vụ hè thu 2023, chương trình Canh tác lúa thông minh được các doanh nghiệp phối hợp với các địa phương ĐBSCL tiếp tục áp dụng đồng bộ kỹ thuật, lan tỏa ra sản xuất.

Giảm giống - thay đổi lớn về nhận thức

Ngày 5/5 tại xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo đầu bờ chia sẻ về kết quả triển khai thực hiện chương trình Canh tác lúa thông minh vụ hè thu 2023.

Chương trình Canh tác lúa thông minh đang được nông dân ĐBSCL đón nhận nhờ giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.

Chương trình Canh tác lúa thông minh đang được nông dân ĐBSCL đón nhận nhờ giảm được chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Trung Chánh.

Tại HTX nông nghiệp Tân Lập – Đập Đá (xã Tân Hội), chương trình đã thực hiện thí điểm mô hình cơ giới hóa gieo sạ lúa bằng máy sạ cụm do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Sài Gòn – Kim Hồng cung cấp với lượng giống chỉ 60kg/ha và quản lý đồng ruộng theo chương trình Much More Rice của Công ty TNHH Bayer Việt Nam. Đây là giải pháp quản lý cỏ dại và các dịch hại tích hợp trên ruộng lúa theo bộ sản phẩm của Bayer, giúp cây lúa khỏe, phát triển tốt, tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận. Mô hình sử dụng phân bón Đầu Trâu TE A1 và TE A2 chuyên dùng cho lúa, loại chậm tan, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tân Hội là xã thuần nông của huyện Tân Hiệp (Kiên Giang) có diện tích đất nông nghiệp 3.659ha, chủ yếu sản xuất lúa 2 đến 3 vụ/năm. Do tập quán sạ lan, mật độ dày từ 150 - 200kg lúa giống/ha nên nông dân thường sử dụng phân bón, thuốc BVTV nhiều nhằm đảm bảo năng suất nhưng đã tác động xấu đến môi trường.

Ông Hồ Hoàng Thu, Giám đốc HTX nông nghiệp Tân Lập – Đập Đá cho biết, HTX có 65 thành viên, với diện tích canh tác 93ha. Nông dân từ lâu đã quen với tập quán sạ dày từ 150kg lúa giống/ha trở lên. Với việc thí điểm sạ cụm bằng máy, lượng lúa giống chỉ còn 60kg/ha, đây là sự thay đổi lớn cả về nhận thức lẫn quy trình canh tác.

Áp dụng gói kỹ thuật cho sản xuất thông minh

Tại hội thảo, TS Hồ Văn Chiến, cố vấn kỹ thuật của Chương trình Canh tác lúa thông minh đã chia sẻ với bà con nông dân về quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây lúa. Trong 40 ngày đầu, nếu hệ sinh thái đồng ruộng được cân bằng, bảo tồn các loài thiên địch thì không cần phun thuốc BVTV. Một số loại dịch hại như bọ trĩ (bù lạch), sâu ăn lá, sâu cuốn lá nhỏ… gây hại nhưng cây lúa có khả năng tự bù đắp, phục hồi, không gây ảnh hưởng đến năng suất. Bà con nông dân chỉ sử dụng thuốc BVTV khi dịch hại đã phát triển tới ngưỡng và nên tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”.    

TS Hồ Văn Chiến (đứng giữa) đang trao đổi với nông dân tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh về quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

TS Hồ Văn Chiến (đứng giữa) đang trao đổi với nông dân tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh về quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên đồng ruộng. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Hồ Thế Huy, Phó trưởng phòng Marketing (Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết, phân bón Đầu Trâu TE A1 với hàm lượng đạm cao, lân trung bình, kali và các trung, vi lượng phù hợp, dùng để bón thúc giúp lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh khỏe, tăng số chồi hữu hiệu. Còn phân bón Đầu Trâu TE A2 với hàm lượng kali cao, các chất đạm, lân và trung, vi lượng phù hợp, dùng để bón đón đòng cho lúa, giúp có đòng to, trổ đều và tăng số hạt chắc trên bông. Đặc biệt, đây là loại phân có bổ sung chất làm chậm tan, giúp giảm lượng phân bón thất thoát, tiết kiệm chi phí đầu tư và bảo vệ môi trường.  

TS Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đánh giá, chương trình Canh tác lúa thông minh là gói kỹ thuật được lựa chọn để giúp nông dân sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm chi phí, giảm tác động đến môi trường và tăng lợi nhuận.

“Thông minh” được thể hiện qua việc chọn giống lúa phù hợp với múa vụ sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường; chọn loại vật tư có chất lượng, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tối đa chi phí nhờ giảm lượng giống, giảm phân bón, thuốc BVTV, giảm nước tưới, giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả trong sản xuất...

Đ.T.Chánh - Báo nongnghiep

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
20
27702
9828445
Your IP: 3.142.255.113