banner

Chọn lĩnh vực ưu tiên để phát triển kinh tế tuần hoàn

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, phát triển kinh tế tuần hoàn không thực hiện đồng nhất cho cả nền kinh tế mà cần có những lĩnh vực ưu tiên, trọng tâm. Theo đó, Việt Nam có thể xem xét thử nghiệm ở các lĩnh vực nhiều tiềm năng như nông nghiệp; công nghiệp, năng lượng, vật liệu xây dựng.

''

Nông nghiệp là một trong 4 lĩnh vực được CIEM đề xuất cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Nguồn: INT

Thông điệp này được nêu tại Diễn đàn “Xây dựng cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp Chương trình Phát triển kinh tế bền vững, Cơ quan Hợp tác quốc tế Đức (GIZ) tổ chức ngày 12.6.

Chính sách còn thiếu nhiều

Theo TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, nhận thức được tính cấp thiết của việc phát triển kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững, tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế, CIEM đã chủ động đề xuất nghiên cứu và tham vấn các chuyên gia, nhà đầu tư về vấn đề này. Trên cơ sở đó, ngày 7.6.2022, Chính phủ ban hành Quyết định số 687/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Quyết định đã nhấn mạnh tư duy hướng tới khía cạnh “kinh tế” của mô hình kinh tế tuần hoàn cũng như quan điểm về “tập trung ban hành các chính sách dài hạn nhằm khuyến khích, ưu đãi, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế tuần hoàn, gắn với lộ trình, kết quả cụ thể, đồng thời hoàn thiện cơ sở pháp lý vững chắc và tạo dựng sự linh hoạt, chủ động nhằm sớm phát huy mô hình kinh tế tuần hoàn theo cấp độ phù hợp ở các ngành, lĩnh vực, địa phương”. Việc ban hành quyết định này cho thấy những nỗ lực quan trọng đầu tiên của Việt Nam nhằm xác định lộ trình, yêu cầu và định hướng phát triển kinh tế tuần hoàn, bà Minh nhìn nhận.

Theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp CIEM, phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm tạo động lực cho cho đổi mới sáng tạo và cải thiện năng suất lao động, góp phần đạt được thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon, hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.

Trên thực tế, đã có nhiều mô hình ứng dụng kinh tế tuần hoàn được triển khai. Song, theo ông Dương, nhận thức của doanh nghiệp vẫn còn bất cập, doanh nghiệp còn hạn chế về năng lực. Đặc biệt, đã có một số nhóm chính sách liên quan đến kinh tế tuần hoàn nhưng “còn thiếu nhiều”.

Cũng theo ông Dương, Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã có quy định về kinh tế tuần hoàn, song một số điểm cần tiếp tục cụ thể hóa. Đó là sự nhìn nhận đối với quan hệ đầu vào - đầu ra giữa các ngành, tổ hợp sản xuất trong mô hình kinh tế tuần hoàn (chất thải của hoạt động này là đầu vào của hoạt động khác); sự nhìn nhận đối với vai trò của đổi mới sáng tạo, nên không thể hiện được điểm khác biệt của các mô hình kinh tế tuần hoàn mới so với các mô hình kinh tế tuần hoàn cũ mà Việt Nam đã có (VAC, VACR...); động lực (lợi ích) cho doanh nghiệp và người lao động.

Đề xuất 6 chính sách thử nghiệm

Theo các chuyên gia, để sớm hiện thực hóa lợi ích từ kinh tế tuần hoàn thì việc tạo động lực cho doanh nghiệp, nhà đầu tư thực hiện chuyển đổi, sáng tạo mô hình kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

TS. Trần Thị Hồng Minh tin tưởng, việc sớm hình thành một cơ sở pháp lý đủ vững chắc cho phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cụ thể hóa các nội dung hợp tác quốc tế liên quan như chuyển đổi năng lượng xanh, nông nghiệp... Theo đó, nội dung xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm tạo lập khung thử nghiệm chính sách ở một số ngành, lĩnh vực có nhiều tiềm năng là yêu cầu quan trọng. Nhiệm vụ này cũng đã được Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, trình Chính phủ trong năm nay.

Dẫn kinh nghiệm quốc tế, ông Nguyễn Anh Dương cho biết, phát triển kinh tế tuần hoàn không thực hiện đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà cần có những lĩnh vực ưu tiên, trọng tâm. Theo đó, Việt Nam nên lựa chọn các lĩnh vực thử nghiệm cho các lĩnh vực vốn nhiều tiềm năng như nông, lâm nghiệp, và thủy sản; công nghiệp; năng lượng; vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cách hiểu và tư duy quản lý đối với các lĩnh vực tham gia cơ chế thử nghiệm không nên dựa vào tư duy truyền thống, tránh tình trạng ngành nào chỉ quan tâm đến việc của ngành đó. Bởi lẽ, mô hình kinh tế tuần hoàn không thể tách rời từng thành phần, mà cần sự kết hợp trong cả nền kinh tế. Chẳng hạn, dự án kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông nghiệp có thể bao gồm các cấu phần về năng lượng sinh khối, dịch vụ chế biến nông sản…

Trên cơ sở các lĩnh vực ưu tiên đó, CIEM đề xuất 6 chính sách thử nghiệm, gồm: Chính sách khu công nghiệp, khu kinh tế; chính sách phân loại xanh; chính sách tư vấn công nghệ, chuyển giao công nghệ; chính sách tín dụng xanh, trái phiếu xanh; chính sách đào tạo lao động và chính sách đất đai.

Theo đó, dự án tham gia cơ chế thử nghiệm có các cấu phần công nghiệp - năng lượng và dịch vụ với tổng tỷ trọng ít nhất 50% trong tổng doanh thu được phép thực hiện trong khu công nghiệp, khu kinh tế và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu kinh tế; tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc, hoạt động đầu tư dự án kinh tế tuần hoàn tại khu công nghiệp, khu kinh tế.

Bên cạnh đó, các dự án thử nghiệm được Nhà nước tư vấn giới thiệu công nghệ, hỗ trợ 50% chi phí chuyên gia tư vấn công nghệ; nhận chuyển giao công nghệ được miễn thuế nhập khẩu, chuyển giao trang thiết bị công nghệ phục vụ dự án tham gia cơ chế thử nghiệm, ưu tiên thông quan hàng hóa; được quyền tiếp cận các nguồn vốn (thông thường và xanh); dự án xanh toàn phần không được tính trong chỉ tiêu tín dụng được Ngân hàng Nhà nước phân bổ cho các tổ chức tín dụng…

CIEM đang nỗ lực để sớm hoàn thiện dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trình Chính phủ. Khi Nghị định ban hành kỳ vọng sẽ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát triển theo xu thế chung của thế giới.

Minh Châu

Nguồn: daibieunhandan.vn

Kỹ thuật nông nghiệp

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

Chủ nhật, 22-10-2023 | 05:25:15

Tiến bộ kỹ thuật giúp nghề dâu tằm '2 giảm, 3 tăng'

'2 giảm, 3 tăng' gồm: Giảm chi phí đầu tư, giảm công lao động; tăng năng suất, sản lượng và chất lượng kén tằm. Diện tích cây dâu tằm của huyện...

Đọc Tiếp

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Chủ nhật, 24-09-2023 | 04:56:57

Quy trình, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít Thái‏

Để đảm bảo cây mít Thái phát triển mạnh mẽ và mang lại năng suất cao, việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách là vô cùng...

Đọc Tiếp

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Thứ 6, 15-09-2023 | 04:24:40

Quy trình nhân giống hoa cẩm chướng bằng phương pháp giâm cành

Hoa cẩm chướng là loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, nữ tính và màu sắc đẹp mắt. Chính vì thế mà loài hoa này được trồng nhiều để trang...

Đọc Tiếp

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Thứ 3, 12-09-2023 | 04:38:06

Sản phẩm ức chế bệnh bạc lá nhận giải thưởng của Mitsui Chemicals

Trong lần đầu tổ chức ở Việt Nam, cuộc thi Mitsui Chemicals R&D Collaboration đã trao giải cho sản phẩm có khả năng ức chế bệnh bạc lá – một...

Đọc Tiếp

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Thứ 2, 21-08-2023 | 05:14:25

Quy trình quản lý tổng hợp rệp sáp giả hại cây na theo hướng sinh học

Rệp sáp giả chích hút dinh dưỡng của cây, làm cho cây sinh trưởng phát triển kém. Rệp sáp giả tiết ra dịch mật tạo điều kiện cho nấm muội...

Đọc Tiếp

Liên Kết Websites



Thống kê

Trong ngày
Trong tháng
Lượt truy cập
604
8205
9808948
Your IP: 18.221.47.203